Triển vọng ngành và tính hấp dẫn 1 Các nhân tố tạo nên sức hấp dẫn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

7.1 Các nhân tố tạo nên sức hấp dẫn

Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường và liên tục, giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng, tác động trực tiếp tới vị thế của nhà sản xuất trên thương trường và giúp họ mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình… Đến nay chưa có thống kê chính thức nào về mức chi tiêu bình quân mà mỗi người dân Việt Nam bỏ ra trong việc mua sắm tại các siêu thị, các trung tâm thương mại. Nhưng sức hút của một thị trường 80 triệu dân cùng với sự ổn định của nền kinh tế cộng với nhu cầu mua sắm đang ngày một tăng chính là động cơ thúc đẩy sự đầu tư vào hệ

33

thống phân phối Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phân phối hiện đại này khoảng 15%-20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ khác 10% và của nền kinh tế 7%- 8%. Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phần bán lẻ, đã tăng lên khoảng trên 10%- 25% và tốc độ này đang ngày càng tăng cao, đến 30%-40%.

Người tiêu dùng đang ngày càng trẻ hoá, có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị. Họ rất năng động và chủ động trong việc mua sắm. Do đó, có thể nói Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn cho các tập đoàn bán lẻ cũng như những nhà sản xuất trong và ngoài nước. tầng lớp người tiêu dùng trẻ (từ 18 - 35 tuổi) có xu hướng thích mua sắm tại các cửa hàng chuyên và siêu thị, họ thích đi tham quan nhiều cửa hàng không ngại xa hay gần trước khi quyết định mua. Tỉ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt trên 70%, thuộc loại khá cao so với Singapore 57%, Malaysia 59%, Thái Lan 68%...

Xu hướng hiện nay là kênh phân phối hiện đại tăng so với kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng thực phẩm…) Xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm tới khi càng có nhiều tập đoàn bán lẻ đến Việt Nam. Theo dự báo của Bộ Thương mại, đến năm 2010, kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40%, bằng với Trung Quốc hiện nay và đến năm 2020, chiếm khoảng 60%, bằng với Thái Lan hiện nay.

Hàng năm thị trường bán lẻ và dịch vụ ở Việt Nam có trên 80% người dân được hỏi ở các thành phố lớn cho biết thích mua sắm ở siêu thị. Đồng thời, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định của Việt Nam, doanh số mỗi năm khoảng 20 tỉ USD và cứ mỗi năm tăng trưởng trên 20%, thị truờng bán lẻ Việt Nam được các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới coi là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ ba trên thế giới.

Thị trường Việt Nam với điểm ngắm là những vị trí đẹp sẵn có ở trung tâm các thành phố lớn. Đây cũng là điểm hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, vì mức giá cho thuê còn khá rẻ và linh động: trung bình 30 USD/m2/tháng (có thể dao động từ 9 - 140 USD/m2/tháng), thấp hơn nhiều

34

so với các trung tâm kinh tế trong khu vực như Bắc Kinh, Hong Kong, Thượng Hải, Singapore, Đài Loan… Biểu hiện cụ thể là hàng chục trung tâm thương mại lớn tại TP.HCM như Diamond Plaza, Parkson, Zen Plaza, thương xá Tax… đều kín chỗ.

7.2Các nhân tố gây nên sự kém hấp dẫn

Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập với thế giới và khu vực là một đòi hỏi của thực tế khách quan ở Việt Nam. Việt Nam đã có một hệ thống siêu thị tương đối khá hoàn chỉnh từ các siêu thị nhỏ cho tới các đại siêu thị ở các thành phố và các đô thị lớn. Siêu thị đã dần trở nên quen thuộc đối với người dân. Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành thương mại bán lẻ của Việt Nam, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho người mua sắm Việt Nam, làm thay đổi cả các thói quen mua sắm truyền thống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, để trở thành doanh nghiệp mạnh trong ngành không phải điều đơn giản. Những quy định về tiêu chuẩn siêu thị sẽ là cản trở với các doanh nghiệp tham gia ngành. Mức cạnh tranh gay gắt cùng nhiều loại hình thay thế cũng khiến ngành trở nên kém hấp dẫn. Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam. Như các đại gia Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt Nam. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào biết tận dụng khả năng, nguồn lực, chọn cho mình phân khúc, hướng đi đúng đắn sẽ tạo nên cơ hội cho chính mình.

Đối với doanh nghiệp Việt, ngành kinh doanh siêu thị bị trở ngại bởi một số nguyên nhân. Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã chỉ ra những điểm yếu đang tồn tại trong hệ thống phân phối Việt Nam: tính chuyên nghiệp yếu vì đa phần nguồn nhân lực đều chưa qua đào tạo, chỉ có khoảng 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành, 60-70% các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công

35

nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng được trang web ở mức độ đơn giản với nội dung nghèo nàn.

Hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng… thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc. Về vấn đề vốn, đầu tư siêu thị phải sử dụng rất nhiều vốn (chí ít cũng phải đầu tư từ 50 - 60 tỉ đồng/siêu thị) và thời gian hoàn vốn kéo dài hàng chục năm. Điều này tạo nên rào cản đối với các doanh nghiệp trong chiến lược phát triển dài hạn.

7.3 Khái quát về khả năng sinh lợi

Sức hấp dẫn của ngành kinh doanh siêu thị tại Việt Nam tùy thuộc vào chủ thể tham gia ngành, tùy thuộc năng lực của doanh nghiệp kinh doanh và chiến lược mà họ lựa chọn.

Đối với những siêu thị nước ngoài như Metro, Big C… ngành là hấp dẫn khi họ lựa chọn chiến lược đúng đắn. Chẳng hạn Metro hướng tới bán sỉ, Big C hướng tới khách hàng lẻ là tầng lớp bình dân. Những doanh nghiệp này đã chủ động trong nguồn cung, đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô nên khả năng sinh lợi trong ngành cao. Những siêu thị mua sắm cao cấp hay “siêu thị hàng hiệu” như Parkson cũng đang phát triển một cách có hệ thống, được chuẩn hóa từ định vị phân khúc trung cao, cấu trúc mặt hàng và chọn lựa địa điểm và lợi nhuận chủ yếu nhờ vào đầu ra.

Đối với các siêu thị trong nước, thương hiệu uy tín như Coopmart đi lên từ hợp tác xã đã tận dụng được uy tín và làm chủ nguồn cung, nên đối với họ ngành cũng khá hấp dẫn. Tuy nhiên, một số siêu thị chuyên như Vinatex vẫn tự định vị kiểu siêu thị đại chúng hoặc giữa định vị và chọn lựa vị trí đặt siêu thị có sự nhập nhằng dẫn đến chưa tận dụng tốt lợi thế về nguồn cung.

Đối với các doanh nghiệp nhập cuộc tiềm tàng, rào cản vào ngành tương đối lớn do cần nguồn tài chính mạnh, quan hệ tốt với nhà cung cấp hoặc có

36

nguồn cung tốt, khả năng quản lý chuyên nghiệp… nên đây không phải là ngành hấp dẫn với những tổ chức ngoài ngành.

37

TỔNG KẾT

Trước tình hình hiện tại, khi mà các tập đoàn nước ngoài để mắt tới thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động có những hướng đi đúng đắn.

Gần đây, BigC vừa mở hai đại siêu thị ở Vĩnh Phúc và Nghệ An. Sau 12 năm hoạt động ở Việt Nam, BigC đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành lớn, gồm cả Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. Tập đoàn siêu thị Nam Hàn Lotte cũng đã mở trung tâm thương mại mua ở phía nam tỉnh Bình Dương. Đây là trung tâm mua sắm thứ ba ở Việt Nam, hai trung tâm đầu đều ở quận 7 và quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Lotte cũng có kế hoạch chi 5 tỉ USD cho 30 trung tâm khắp cả nước. Metro Đức cũng đã mở siêu thị bán sỉ thứ 13 tại Vũng Tàu. Tám siêu thị đầu của Metro đều ở các thành phố chính.

Các doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu xem xét hình thức liên doanh để mở rộng địa bàn hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh. Tập đoàn Phú Thái liên doanh với chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart của Nhật. CoopMart cũng đã có kế hoạch hợp tác với nhà phân phối Singapore. G7 Mart cũng kí thỏa thuận hợp tác với nhà điều hành cửa hàng tiện lợi Ministop của Nhật – thành viên của tập đoàn AEON để mở 100 cửa hàng ở Việt Nam với vốn đầu tư 10 triệu USD.

Đó là một số hành động chiến lược điển hình của các doanh nghiệp Việt. Trước tác động của môi trường toàn cầu, để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, các siêu thị nội không những cần theo sát hành động của đối thủ mà còn cần phải lựa chọn cho mình chiến lược đúng đắn, phù hợp với sứ mệnh mà doanh nghiệp đặt ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)