Một số yếu tố liên quan đến mức độ đau của trẻ

Một phần của tài liệu KHẢO sát mức độ ĐAU của TRẺ KHI TIẾN HÀNH THỦ THUẬT TIÊM TRUYỀN tại KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2018 (Trang 34 - 37)

Trong nghiên cứu này mức độ đau của trẻ trong nhóm được sử dụng các biện pháp hổ trợ giảm đau như cho mẹ ôm, bế, cho mẹ cho bú… có mức độ đau giảm hơn so với nhóm không được áp dụng bất kì một phương pháp giảm đau nào (với P<0.001).Phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Khương, Lê Thị Bình (2012),"Hiệu quả sử dụng glucose 30% giúp giảm đau cho trẻ khi làm thủ thuật tại khoa tự nguyện B bệnh viện Nhi trung ương" có sử dụng biện pháp giảm đau là glucose có điểm đau trung bình giảm hơn nhóm sử dụng nước cất với (P<0.001). trên thế giới Theo nghiên cứu của Abad 1996 và Acharya 2004 về saccarose và can thiệp tiêm tĩnh mạch đã báo cáo có sự giảm đáng kể thời gian khóc và nhịp tim ở trẻ nhóm chứng và nhóm nghiên cứu. Cho trẻ bú mẹ hay phương pháp kangaroo cũng được chứng minh là có hiệu quả giảm đau cho trẻ.

Mức độ đau của trẻ có liên quan đến thời gian khóc trong khi và sau khi làm thủ thuật. Cụ thể nhóm có thời gian khóc ít hơn 2 phút chiếm 52% và nhóm khóc hơn 2 phút chiếm 48%. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương, Lê Thị Bình (2012),"Hiệu quả sử dụng glucose 30% giúp giảm đau cho trẻ khi làm thủ thuật tại khoa tự nguyện B bệnh viện Nhi trung ương" với thời gian khóc trung bình của trẻ trong nhóm sử dụng nước cất cất là 112 giây và thời gian khóc trung bình của nhóm có sử dụng Glucose giảm hơn nhóm sử dụng nước cất trung bình 47 giây (với P<0.001).

Về thay đổi sinh lý:

Thay đổi nhịp tim được báo cáo ở hầu hết các nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu của Acharya năm 2004 cho thấy sự thay đổi nhịp tim ở cả 2 nhóm có sử dụng saccarose với (p=0.003). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có sự thay đổi nhịp tim trước và sau thủ thuật. Mức độ thay đổi nhỏ hơn 10% chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 51%. Thay đổi nhỏ nhất là mức trên 20%, chiếm (6.9%). Sự thay đổi nhịp tim liên quan đến mức độ đau của trẻ.

Thay đổi SpO2 được theo dõi ở ít nghiên cứu về đau cho trẻ. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra Có sự thay đổi SpO2 trước và sau thủ thuật.Tỉ lệ thay đổi nhỏ hơn 10% là (81.4%), tỉ lệ thay đổi lớn hơn 10% là (18.6 %). Sự thauy đổi SpO2 trong nghiên cứu này có liên quan đến mức độ đau của trẻ khi thực hiện thủ thuật.

Kích cỡ kim lấy ven có liên quan đến mức độ đau của trẻ (P< 0.001). Phù hợp với nghiên cứu của Beirne PV và cộng sự vè ảnh hưởng của kích cỡ kim trên trẻ có tiêm phòng đã kết luận rằng “Sử dụng kim 25 mm (23 G hoặc 25 G) cho thủ thuật tiêm bắp ở đùi trước của trẻ sử dụng kỹ thuật tiêm của WHO có thể làm giảm sự xuất hiện của các phản ứng tại chỗ trong khi đạt được đáp ứng miễn dịch tương đương với kim G 16 mm.

Trong nghiên cứu không có mối liên quan của trình độ điều dưỡng đến mức độ đau của bệnh nhân nhưng thâm niên công tác liên quan đến mức độ đau của bênh nhân với (P=0.039).

Hạn chế của đề tài nghiên cứu.

Tại Việt Nam cũng có rất ít đề tài nghiên cứu về đau cho trẻ nhỏ nên thiếu sự so sánh, đánh giá.

Việc đánh giá đau đối với trẻ là không dễ dàng, đôi khi có những yếu tố ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, đồng thời hệ thần kinh với trẻ ở lứa tuổi từ 1-6 tháng chưa được hoàn thiện nên cũng đem lại những khó khăn.

Để có nhiều kết luận chính xác chúng tôi sẽ nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và kiểm soát được những yếu tố gây nhiễu.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân trong thực hiện thủ thuật tiêm truyền tại

Một phần của tài liệu KHẢO sát mức độ ĐAU của TRẺ KHI TIẾN HÀNH THỦ THUẬT TIÊM TRUYỀN tại KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2018 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w