Mục tiêu của hoạt động xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 31 - 32)

Mục tiêu của hoạt động XHHGD là để tăng nguồn lực, mở rộng quy mô, hình thức tổ chức, loại hình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu và hoạt động giáo dục trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN, của dân, do dân và vì dân cho nên ở bất cứ loại hình đào tạo nào, cấp học nào cũng gắn liền với đời sống nhân dân. Đảng ta luôn khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Vì thế mà chủ trương toàn dân, toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng trở thành phong trào rộng lớn và phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhận thức tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức đã làm tăng nhu cầu học tập của mọi người; do đó mà hoạt động XHHGD thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển giáo dục có chất lượng và hiệu quả.

Tóm lại, khi đề cập đến bản chất của mối quan hệ giữa giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng với cộng đồng xã hội người ta thường nhấn mạnh một số vấn đề sau :

Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại với chức năng của mình giáo dục lại có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Ta có thể xem đó là bản chất của tính xã hội của giáo dục. Dưới góc nhìn của tiếp cận hệ thống, giáo dục muốn tồn tại và phát triển phải luôn giữ được cân bằng động với các yếu tố khác của xã hội và ở đây hệ thống giáo dục phải là hệ tự điều khiển. Ở đây hệ thống giáo dục không giữ vai trò đi trước một bước sẽ không phát huy hết vai trò của mình

trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tất nhiên đến lượt mình nếu các yếu tố khác của xã hội không tạo điều kiện cho giáo dục phát triển thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cải biến xã hội. Như vậy dưới góc nhìn này của chúng ta cũng thấy rõ mối quan hệ cân bằng động giữa giáo dục với các yếu tố khác của xã hội.

Để tăng cường mối quan hệ giữa giáo dục, nhà trường và cộng đồng xã hội, chúng ta cần đi sâu vào đặc điểm của các mối quan hệ cụ thể, nghiên cứu kỹ đặc điểm từng ngành học, bậc học, hoàn cảnh của từng cộng đồng, từng vùng, từng địa phương để có biện pháp triển khai mối quan hệ này cho phù hợp và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 31 - 32)