Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 32 - 33)

XHHGD là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm chấn hưng nền giáo dục Việt Nam, phát triển đất nước. Hoạt động XHHGD muốn thành công thì phải thực hiện trên những cơ sở nguyên tắc sau:

XHHGD phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền chủ động sáng tạo của ngành giáo dục, của nhà trường phổ thông trong quá trình phát triển giáo dục.

Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, đề ra quan điểm, đường lối phát triển KT-XH. Ở địa phương, vai trò của các cấp uỷ Đảng càng mang tính quyết định vì XHHGD phải phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nhà nước thể chế hóa chủ trương chính sách, pháp luật. Ngành giáo dục và nhà trường với tư cách là cơ quan chuyên môn phải chủ động xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương thực hiện hoạt động XHHGD có hiệu quả.

XHHGD phải đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì muốn XHHGD thành công thì phải thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” quá trình giáo dục ở địa phương; có như vậy thì người dân sẽ hiểu, tự giác tích cực tham gia các hoạt động XHHGD, tạo động lực cho sự phát

triển nền giáo dục tiên tiến.

XHHGD phải đảm bảo tính pháp chế XHCN. XHHGD về bản chất là một cuộc vận động quần chúng nhưng phải vận hành trong khuôn khổ pháp lý, tuân thủ theo pháp luật; đảm bảo tính giáo dục, tính ưu việt của chế độ XHCN. Mặt khác cần thể hiện sự đa dạng, linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với từng địa phương, từng cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w