NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI TECHCOMBANK.

Một phần của tài liệu thực trạng áp dụng nguyên tắc pencils vào ngành ngân hàng tại techcombank (Trang 54 - 55)

CHÚNG ĐỐI VỚI TECHCOMBANK.

3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

3.1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu.

Điều gì sẽ làm cho công chúng chú ý tới mình? Mỗi một công ty có thực sự biết rằng công chúng, đang nghĩ gì về họ hay không? Làm sao để có thể hiểu được công chúng đang muốn gì và bản thân mỗi doanh nghiệp đã đáp ứng được những gì cho họ? Liệu khách hàng có hớn hở mong đợi dịch vụ của ngân hàng như họ đã từng làm? Những khách hàng của ngân hàng có còn “kết” ngân hàng mình hay không? Có biết rằng họ vẫn còn yêu thích dịch vụ của ngân hàng hay họ đang chờ đợi một ngân hàng khác tốt hơn xuất hiện. Để trả lời những câu hỏi này, đó là sự cần thiết của việc nghiên cứu. Chỉ có nghiên cứu mới cho ta biết được kết quả của nó là như thế nào!

3.1.2. Mục tiêu của việc nghiên cứu.

Tôi tiến hành nghiên cứu để thu thập thông tin nhằm xác định mức độ nhận biết thương hiệu của Techcombank thông qua đánh giá của nhân viên nội bộ, khách hàng và khách hàng tiềm năng, giới công luận và giới công quyền.

3.2. NHU CẦU THÔNG TIN.

Cuộc điều tra này đòi hỏi tôi phải phỏng vấn và thu thập thông tin từ 4 nhóm đối tượng đó là nhân viên nội bộ, khách hàng và khách hàng tiềm năng, giới công luận và giới công quyền trên phạm vi thành phố Đà Nẵng về mức độ cần thiết của các công cụ PR đối với Techcombank.

3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN.

Tôi thực hiện cuộc điều tra bằng phương pháp phỏng vấn với bốn bảng câu hỏi. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép phỏng vấn viên tiếp xúc trực tiếp với đáp viên, giải thích đầy đủ các thắc mắc liên quan tới các câu hỏi điều tra.

3.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU.

Tiến trình lấy mẫu đã được thực hiện để xác định là 55 bản phỏng vấn nhân viên nội bộ, 210 bản phỏng vấn khách hàng và khách hàng tiềm năng, 55 bản phỏng vấn giới công luận, 55 bản phỏng vấn giới công quyền.

3.5. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI.

Bảng câu hỏi đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, và thuận tiện cho đáp viên góp phần nâng cao chất lượng của cuộc nghiên cứu. Bảng câu hỏi được minh họa ở phụ lục.

Một phần của tài liệu thực trạng áp dụng nguyên tắc pencils vào ngành ngân hàng tại techcombank (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w