*Phân tích hoá học
Bảng 25. Thành phần hóa học chính trong nguyên liệu của các tổ hợp lai GL6, GL7 trong vụ xuân 2011
Đơn vị tính: %
Địa
điểm lai/ giTổ hốợng Nicotin p N tsổống protein N Đườtổng ng Đườkhửng Clo
GL6 2,74 1,65 0,77 27,1 18,4 0,04 K.326 2,62 1,69 0,97 28,3 22,1 0,04 GL7 1,74 1,70 1,06 25,9 17,1 0,04 Cao Bằng K.326 2,38 1,87 1,12 22,8 15,7 0,05 GL6 2,25 1,93 1,09 28,2 24,6 0,06 K.326 1,50 1,96 1,28 27,2 24,3 0,08 GL7 0,94 1,61 1,06 30,3 27,4 0,03 Lạng Sơn K.326 1,55 1,73 1,10 29,3 26,4 0,03 Kết quả phân tích một số thành phần hoá học chính ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu của các tổ hợp lai cho thấy:
- Về hàm lượng nicotin: Tổ hợp lai GL6 có hàm lượng nicotin 2,74 và 2,25% tại Cao Bằng và Lạng Sơn - ở mức hơi cao hoặc nằm trong ngưỡng tối ưu đối với công tác phối chế (1,6-2,5%). So với giống đối chứng K.326 thì tổ hợp lai GL6 có hàm lượng nicotin ở mức cao hơn. Tổ hợp lai GL7 có hàm lượng nicotin ở ngưỡng tối ưu tại Cao Bằng (1,74%) nhưng khá thấp tại Lạng Sơn (0,94%). So với giống đối chứng K.326 thì hàm lượng nicotin của tổ hợp lai GL7 ở mức thấp hơn tại cả Cao Bằng và Lạng Sơn.
- Về hàm lượng đường khử: Tại Cao Bằng các tổ hợp lai GL6, GL7 có hàm lượng đường khử 18,4 và 17,1% và nằm trong ngưỡng tối ưu (14-20%). Tại Lạng Sơn, các tổ hợp lai này có hàm lượng đường khử ở mức khá cao (24,6 và 27,4%). Hàm lượng đường khử cao của các tổ hợp lai này tại Lạng Sơn phù hợp với đặc điểm đường khử cao của nguyên liệu vùng Lạng Sơn.
*Đánh giá cảm quan
Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan nguyên liệu của các giống khảo nghiệm tại Cao Bằng, Lạng Sơn trong vụ xuân 2011 được thể hiện ở bảng 26. - Tại Cao Bằng: tổ hợp lai GL6 có điểm về hương tương đương nhưng điểm về vị thấp hơn giống đối chứng K.326. Tổng điểm bình hút của tổ hợp lai
GL6 đạt 40,1 điểm - ở mức tính chất hút tốt. Tổ hợp lai GL7 có điểm hương và vị thấp hơn giống K.326 (9,7 và 9,8 điểm). Tổng điểm bình hút của tổ hợp lai GL7 đạt 40,5 điểm - ở mức có tính chất hút tốt. So với giống đối chứng K.326 thì các tổ hợp lai GL6, GL7 tuy có tổng điểm thấp hơn nhưng mức chênh lệch không lớn và tính chất hút tương đương.
Bảng 26. Kết quả bình hút cảm quan nguyên liệu của các tổ hợp lai GL6, GL7 trong vụ xuân 2011
Đơn vị tính: điểm
Điểm lai/ giTổ hợống Hp ương Vị Độ nặng Độ cháy Màu sắc Tổng
điểm GL6 9,8 9,8 6,5 7,0 7,0 40,1 K.326 9,8 10,2 6,8 7,0 7,0 40,8 GL7 9,7 9,8 7,0 7,0 7,0 40,5 Cao Bằng K.326 10,0 10,2 7,0 7,0 7,0 41,2 GL6 10,2 10,1 7,0 7,0 7,0 41,3 K.326 9,7 9,8 7,1 7,0 7,0 40,6 GL7 9,8 9,4 4,0 7,0 7,0 37,2 Lạng Sơn K.326 9,8 9,4 7,1 7,0 7,0 40,3 - Tại Lạng Sơn: tổ hợp lai GL6 có điểm hương, vị cao hơn giống đối chứng K.326 (10,2 và 10,1 điểm). Tổng điểm bình hút của tổ hợp lai GL6 đạt 41,3 điểm - mức tính chất hút tốt và cao hơn giống K.326. Tổ hợp lai GL7 có điểm hương và vị tương đương giống K.326 (đạt 9,8 và 9,4 điểm) nhưng điểm về độ nặng đạt thấp do có hàm lượng nicotin thấp. Tổng điểm bình hút của tổ hợp lai GL7 đạt 37,2 điểm – ở mức tính chất hút khá và thấp hơn đáng kể so với giống đối chứng K.326. Thực tế hàm lượng nicotin thấp của tổ hợp lai GL6 dẫn
đến điểm độ nặng và tổng điểm thấp một phần do tổ hợp lai này có năng suất
cao và có thể sai sót do lấy mẫu nghiêng về vị bộ dưới.
Như vậy, nguyên liệu của tổ hợp lai GL6 có tính chất hút tốt khi trồng tại cả Cao Bằng và Lạng Sơn trong khi tổ hợp lai GL7 có tính chất hút tốt khi trồng tại Cao Bằng và tính chất hút khá khi trồng tại Lạng Sơn.
Kết quả khảo nghiệm sản xuất đối với các tổ hợp lai GL6, GL7 tại Cao Bằng và Lạng Sơn trong vụ xuân 2011 cho thấy:
- Về năng suất: Các tổ hợp lai đạt năng suất >18 tạ/ha tại Cao Bằng và >20 tạ/ha tại Lạng Sơn. Tổ hợp lai GL6 có năng suất vượt trội so với giống đối chứng K.326 ở mức 23,6 - 34,2% tại Cao Bằng và Lạng Sơn. Tổ hợp lai GL7 có năng suất vượt trội cao hơn so với giống đối chứng K.326 với mức trên 40% tại cả Cao Bằng và Lạng Sơn.
- Về chất lượng: Nguyên liệu của tổ hợp lai GL6 có tỷ lệ lá cấp 1+2 cao hơn so với giống đối chứng K.326 và có tính chất hút tốt tại cả Cao Bằng và Lạng Sơn. Tổ hợp lai GL7 có tỷ lệ lá cấp 1+2 cao hơn so với giống đối chứng K.326 tại Cao Bằng nhưng thấp hơn tại Lạng Sơn. Tổ hợp lai GL7 có tính chất hút tốt khi trồng tại Cao Bằng và tính chất hút khá tại Lạng Sơn.
Như vậy, tổ hợp lai GL6 thể hiện năng suất cao vượt trội, có chất lượng nguyên liệu cao hơn hoặc tương đương so với giống đối chứng K.326 trong cả hai năm khảo nghiệm 2010-2011 tại Cao Bằng và Lạng Sơn. Tổ hợp lai GL7 có năng suất rất cao và vượt trội giống đối chứng trong cả hai năm khảo nghiệm 2010-2011. Điểm bình hút cảm quan tuy thấp hơn giống đối chứng ở vụ xuân năm 2011 nhưng ở mức tương đương trong vụ xuân 2010. Hai tổ hợp lai này có thể khảo nghiệm diện rộng để từng bước phát triển trong sản xuất