Sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp la

Một phần của tài liệu chọn tạo giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng trồng thuốc lá chính tại các tỉnh phía bắc (Trang 28 - 31)

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại Cao Bằng

- Về thời gian phát dục: các tổ hợp lai GL6, GL7 có thời gian phát dục (ra nụ 90%) muộn hơn giống đối chứng K.326 từ 7 - 12 ngày khi ra nụ 90% ở 75 và 83 ngày sau trồng.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần đầu cũng không có sự khác biệt giữa các giống, ở 68 và 77 ngày sau trồng. Tổng thời gian từ trồng đến thu hoạch lần cuối của các tổ hợp lai GL6, GL7 là 121 và 126 ngày, muộn hơn 8 và 9 ngày so với giống đối chứng K.326.

Bảng 20. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai GL6, GL7 ở vụ xuân 2011 Thời gian (số ngày) từ trồng đến Địa điểm Tổ hgiốợng p lai/ Ra nụ 10% Ra n90% ụ Thu holần đầạu ch Thu holần cuạốch i GL6 70 75 68 121 K.326 65 68 68 113 GL7 78 83 77 126 Cao Bằng K.326 67 71 77 117 GL6 63 67 70 106 K.326 58 64 70 101 GL7 64 73 71 113 Lạng Sơn K.326 61 67 71 107

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại Lạng Sơn

- Về thời gian phát dục: Các tổ hợp lai GL6, GL7 phát dục (ra nụ 90%) ở 67 và 73 ngày sau trồng, muộn hơn 3 và 6 ngày so giống đối chứng K.326. - Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Các tổ hợp lai GL6, GL7 được thu hoạch lần đầu ở 70 và 71 ngày sau trồng, tương tự giống đối chứng K.326. Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần cuối của tổ hợp lai GL6 ở 106 ngày sau trồng – muộn hơn 5 ngày so với giống đối chứng K.326. Tổ hợp lai GL7 được thu hoạch lần cuối ở 113 NST – muộn hơn 6 ngày so với giống K.326.

Tại Lạng Sơn các tổ hợp lai GL6, GL7 có tổng thời gian sinh trưởng trên đồng ruộng ngắn hơn tại Cao Bằng do được trồng muộn hơn, khi nền nhiệt đã ở mức cao hơn. Vùng trồng thuốc lá Cao Bằng, Lạng Sơn có cơ cấu cây trồng 2 vụ/năm (thuốc lá – lúa). Với thời gian sinh trưởng trên ruộng trồng từ 106-126 ngày, các tổ hợp lai GL6, GL7 rất phù hợp cho việc bố trí trong cơ cấu cây trồng vụ xuân.

Một sốđặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai

Theo dõi một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai trồng tại Cao Bằng, Lạng Sơn trong vụ xuân 2011 cho thấy:

- Về số lá thu hoạch: Tại Cao Bằng, các tổ hợp lai GL6, GL7 có số lá thu hoạch tương ứng 24,3 và 26,0 lá/cây. Các tổ hợp lai này có số lá thu hoạch nhiều hơn rõ rệt so với giống K.326. Tại Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có số lá thu hoạch ở mức 23,9 và 26,4 lá/cây. Các tổ hợp lai này cũng có số lá thu hoạch cao hơn so với giống đối chứng K.326 với mức chênh lệch 4-5 lá/cây. Tại cả 2 điểm khảo nghiệm, tổ hợp lai GL7 có số lá thu hoạch nhiều hơn.

- Về chiều cao cây ngắt ngọn: Tại Cao Bằng, các tổ hợp lai GL6, GL7 có chiều cao cây lớn hơn rõ rệt so với giống đối chứng K.326 với mức chênh lệch tương ứng 19,2 và 11,1cm. Tại Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có chiều cao cây lớn hơn tại Cao Bằng với 105,8 và 110,2cm và lớn hơn đáng kể so với giống đối chứng K.326.

Bảng 21. Một số chỉ tiêu nông sinh học của các tổ hợp lai GL6, GL7

ở vụ xuân 2011

Địa điểm Tổ hgiốợng p lai/ hoSốạ lá thu ch (lá) Chicây ều cao (cm) Đườthân ng kính (cm)

GL6 24,3 91,9 2,51 K.326 20,7 72,7 2,32 GL7 26,0 80,9 2,72 Cao Bằng K.326 22,3 69,8 2,30 GL6 23,9 105,8 2,67 K.326 19,8 81,9 2,57 GL7 26,4 110,2 2,89 Lạng Sơn K.326 21,8 87,9 2,61

- Về đường kính thân cây: Tại Cao Bằng, các tổ hợp lai GL6, GL7 có

đường kính thân cây lớn hơn đáng kể so với giống đối chứng K.326. Tại Lạng

Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có đường kính thân lớn hơn so với tại Cao Bằng và lớn hơn so với giống K.326. Tổ hợp lai GL7 có đường kính thân cây lớn hơn tổ hợp lai GL6 tại cả Cao Bằng và Lạng Sơn.

So sánh với giống đại trà K.326 tại Cao Bằng và Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có sức sinh trưởng khá; có số lá thu hoạch, chiều cao cây và đường kính thân cao hơn. Tại Lạng Sơn các tổ hợp lai có sức sinh trưởng tốt hơn tại Cao Bằng thể hiện ở chiều cao cây và đường kính thân lớn hơn.

Theo dõi kích thước lá đại diện cho vị bộ lá dưới, lá giữa và lá trên của các tổ hợp lai thu được kết quả như ở bảng 22.

Bảng 22. Kích thước lá một số vị bộ của các tổ hợp lai GL6, GL7

ở vụ xuân 2011

Đơn vị tính: cm

Lá vị bộ dưới Lá vị bộ giữa Lá vị bộ trên

Địa

điểm lai/ giTổ hốợng p Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng

GL6 55,8 26,1 74,6 27,4 60,2 14,8 K.326 53,8 20,6 68,3 20,7 60,0 13,1 GL7 64,5 29,0 73,5 29,4 57,2 16,9 Cao B ằ ng K.326 58,7 21,1 67,1 20,3 60,2 13,5 GL6 60,0 23,3 59,6 21,2 57,1 16,7 K.326 56,4 20,2 58,1 19,7 56,1 15,0 GL7 62,4 25,2 64,9 22,8 60,0 18,4 L ạ ng S ơ n K.326 58,0 20,9 59,4 18,9 56,9 15,9

Tại Cao Bằng: Chiều dài lá của các tổ hợp lai cũng như giống đối chứng K.326 lớn nhất ở vị bộ giữa. Lá vị bộ trên có chiều dài lớn hơn vị bộ dưới. Điều này cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện hạn, rét và thiếu sáng ở giai đoạn sau trồng. Các tổ hợp lai có chiều dài lá vị bộ dưới và vị bộ giữa lớn hơn giống K.326 trong khi vị bộ trên không có sự khác biệt. Đối với chiều rộng lá: không có sự khác biệt đáng kể về chiều rộng lá giữa vị bộ dưới và vị bộ giữa nhưng lá vị bộ trên có bề rộng lá hẹp hơn rõ rệt. Các tổ hợp lai GL6, GL7 có bề rộng lá lớn hơn so với giống đối chứng K.326 ở cả ba vị trí lá.

Tại Lạng Sơn: Chiều dài lá của các tổ hợp lai cũng như giống đối chứng không có sự khác biệt đáng kể giữa ba vị bộ lá, tuy rằng lá vị bộ giữa có giá trị tuyệt đối lớn nhất. Tổ hợp lai GL6 có chiều dài tương đương giống K.326 trong khi tổ hợp lai GL7 có chiều dài lá lớn hơn ở hai vị bộ lá dưới và lá giữa. Bề rộng lá của các tổ hợp lai và giống K.326 có xu hướng giảm dần từ vị bộ dưới đến vị bộ trên. Các tổ hợp lai có bề rộng lá vượt trội giống đối chứng K.326 ở cả 3 vị trí lá.

Như vậy, các tổ hợp lai GL6, GL7 có kích thước lá lớn hơn rõ rệt so với giống đối chứng K.326, thể hiện sức sinh trưởng sinh khối vượt trội của chúng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chọn tạo giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng trồng thuốc lá chính tại các tỉnh phía bắc (Trang 28 - 31)