Kết quả theo dõi mô hình ứng dụng công nghệ mêtan để xử lý nƣớc thải tinh bột

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm và công nghệ lên men mêtan nước thải chế biến tinh bột sắn của một số làng nghề thuộc huyện hoài đức, hà nội (Trang 49 - 50)

3 Chƣơng – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2Kết quả theo dõi mô hình ứng dụng công nghệ mêtan để xử lý nƣớc thải tinh bột

thải tinh bột sắn

3.2.1 Mô hình công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn tại Cát Quế

Mô hình lên men mêtan xử lý nƣớc thải tinh bột sắn đƣợc đặt tại công ty cổ phần thực phẩm Minh Dƣơng, xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội. Đây là mô hình đƣợc hợp tác nghiên cứu giữa phòng Công Nghệ Khai Thác Chế Biến Tài Nguyên Thiên Nhiên, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên và công ty Kansai – Nhật Bản.

Hình 3.1. Toàn cảnh hệ thống xử lý nƣớc thải làng nghề qui mô vừa và nhỏ đặt tại Cát Quế

Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải đƣa ra đƣợc dựa theo dự án nghiên cứu xử lý nƣớc thải phù hợp với quy mô làng nghề vừa và nhỏ của Phòng Công nghệ khai thác chế biến tài nguyên thiên nhiên- Viện Hóa Học các hợp chất thiên nhiên

Quá trình xử lý nƣớc thải đƣợc chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nƣớc thải đƣợc đƣa vào bể mêtan thể tích 12m3, bể đƣợc khuấy trộn liên tục, nhiệt độ trong bể luôn đƣợc duy trì ở mức 35-37ºC. Tại bể này diễn ra quá trình lên men sinh khí mêtan, khí sinh ra đƣợc qua tháp hấp phụ khí H2S bằng phoi sắt và dẫn tới bể chứa khí để làm nguyên liệu cho phát điện.

- Giai đoạn 2: Xử lý bùn thải. Bùn thải ra khỏi bể mêtan đƣợc tách nƣớc và ép khô làm phân bón cho nông nghiệp.

- Giai đoạn 3: Nƣớc thải sau khi ép bùn đƣợc đƣa vào hệ thống xử lý nƣớc thải (hệ này còn đƣợc gọi là Johkasou) để xử lý tiếp. Nƣớc thải sau khi ra khỏi hệ Johkasou đạt tiêu chuẩn xả thải và đƣợc thải ra môi trƣờng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm và công nghệ lên men mêtan nước thải chế biến tinh bột sắn của một số làng nghề thuộc huyện hoài đức, hà nội (Trang 49 - 50)