Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần én vàng quốc tế (Trang 33 - 35)

biết để thu được một đồng doanh thu thuần, công ty cần phải đầu tư 0.87 đồng vốn lưu động. Hệ số này giảm thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, nhưng đến năm 2009 hệ số này không đổi, năm 2010 là 0,99 lần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2010 thấp hơn hai năm trước.

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2008 là 0,16 % đến năm 2009 giảm xuống còn 0,11% nghĩa là năm 2008 1 đồng vốn tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận, năm 2009 tạo ra 0,11 đồng, đã giảm 0,05 đồng tương ứng với tỷ lệ 31,25%, nhưng đến năm 2010 là 0,21% tức 1 đồng vốn tạo ra 0,21 đồng tăng 0,1 đồng ứng với 90,91%, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã có biện pháp hữu hiệu tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.

2.3.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnlưu động lưu động

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải kể đến các nhân tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như chính sách kinh tế của nhà nước, đặc điểm triển vọng của ngành.. và các nhân tố xuất phát tự bên trong doanh nghiệp như trình độ quản lý doanh nghiệp, tính kinh tế và khoa học của các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động...

Đây là những nhân tố định tính mà mức độ tác động của chúng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là không thể tính toán được. Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán và ước lượng tầm ảnh hưởng của các nhân tố đó từ đó có những chính sách, biện pháp nhằm định hướng các nhân tố này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung

Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi Nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế, …gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tất yếu vốn của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. Bất kỳ sự thay

đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút làm vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.

Khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp gặp rủi ro bất thường như thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, thị trường không ổn định…Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai là hoả hoạn, lũ lụt,… cũng có thể gây ra tình trạng mất vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Bên cạnh đó xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác, dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Cả hai chiều hướng đóđều ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn sẽ gây tình trạng gián đoạn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao động, còn thừa vốn sẽ gây nên tình trạng ứđọng vốn, hạn chế vòng quay của vốn, do đó mà việc sử dụng vốn không có hiệu quả.

Khi cơ cấu đầu tư không hợp lý, cũng là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Cơ cấu vốn được xác định không hợp lý sẽ xảy ra tình trạng ở một bộ phận thì thừa vốn không phát huy hết tác dụng, trong khi đó lại thiếu vốn trầm trọng ở một số khâu khác, từ đó dẫn đến tình hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Lựa chọn phương án đầu tư không đúng, không phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần đầu tư những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành hạ và được thị trường chấp thuận thì tất yếu hiệu quả sẽ rất cao. Còn ngược lại, chất lượng sản phẩm kém, không phù hợp với yêu cầu thị truờng dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Ngoài ra nếu sử dụng vốn lãng phí, nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm dự trữ cũng có tác dụng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đó là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng và phát triển đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm vững các yếu tốt này để từ đóđưa ra các biện pháp tài chính cần thiết góp phần khai thác và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.

2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động của Công ty

Nhìn tổng thể, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Én

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần én vàng quốc tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w