Kỹ năng kết nối:
Trong quá trình khảo sát, quan sát các hoạt động của lớp chủ nhiệm,
GVCN tạo sự gắn kết các thành viên trong lớp bằng nhiều cách thức khác nhau. Để làm được điều này, GVCN cần có sự kết hợp với BCSL tiến hành các hoạt động kết nối từ môi trường lớp học, môi trường nhà trường đến đoàn thể xã hội.
Kỹ năng thiết kế công việc:
GVCN biết những công việc cần thiết trong năm học, trong tháng, tuần
để thiết kế kế hoạch cho tập thể lớp hoạt động, mà trong đó đội ngũ cán bộ lớp là những người có trách nhiệm theo dõi, điều hành dưới sự giám sát chỉ đạo chặt chẽ của GVCN. Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, công tác tự quản chỉ thực sự phát huy hiệu quả, tác dụng khi HS tham gia các hoạt động với tư cách là chủ thể thực sự. Điều đó có nghĩa là các em phải có đủ khả năng để tích cực, chủ động tham gia vào các công đoạn của việc tổ chức hoạt động. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho HS biết cách tổ chức các hoạt động khi các em có nhu cầu thực hiện
Kỹ năng bồi dưỡng:
Bồi dưỡng khả năng tự quản cho HS đòi hỏi phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là bắt tay chỉ việc, sau đó để các em từng bước tự lực giải quyết những công việc cụ thể trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động có sự theo dõi, uốn nắn của GVCN Bồi dưỡng khả năng tham gia các hoạt động tập thể để học sinh vừa có cơ hội vui chơi giả trí lành mạnh vừa học hỏi kinh nghiệm sống, có thêm kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống
Mỗi em trong BCS và ban thi đua đều có sổ sách ghi chép và hiểu được nội dung công việc mình phụ trách.
GVCN một mặt nắm bắt đầy đủ thông tin cá nhân của từng học sinh trong lớp thông qua phiếu điều tra, sổ tay cá nhân. Mặt khác, phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết trong công tác chủ nhiệm, thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ cán bộ lớp, tuyên dương các em làm tốt. Đồng thời tiến hành xử phạt nghiêm minh những HS có thái độ coi thường, không chấp hành tốt
Chương 4: Kết quả thực hiện đề tài:
Qua thời gian thực hiện công tác chủ nhiệm theo hướng xây dựng tập
thể lớp đoàn kết vững mạnh, tôi nhận thấy đây là biện pháp giáo dục có tính khả thi, khích lệ được sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thành viên trong lớp cũng như cả tập thể lớp. Hơn hết, biện pháp còn mang lại một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi đó các em được sống trong tình đòan kết thân ái, được tôn trọng, được hỗ trợ từ tập thể để hoàn thành các mục tiêu giáo dục.
Thực tế, tôi đã thử nghiệm các biện pháp này ở năm chủ nhiệm lớp