1.1. Bài học kinh nghiệm:
Công tác chủ nhiệm nói chung và công tác xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh nói riêng là quá trình xuyên suốt trong công tác giáo dục và đào tạo của người giáo viên. Để làm được điều này, GVCN không chỉ đơn thuần thông qua hoạt động học tập trên lớp, các tiết sinh hoạt cuối tuần mà còn phải thông qua các hoạt động đa dạng như: hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục, lao động, công tác xã hội tự nguyện như vệ sinh môi trường,...; đây là dịp để các em thể hiện sự thống nhất giữa trí và đức giữa tình cảm và lý trí, giữa nhận thức và hành động , giúp các em hiểu, yêu thương, giúp đỡ nhau hơn. Và cũng thông qua các hoạt động này các em được giáo dục trong tập thể, bằng tập thể; hơn thế nữa các em còn khẳng định được mình trong tập thể. Từ đó, thái độ, nhân cách, tình cảm của các em đối với xã hội, với quê hương làng xóm, với cộng đồng ... sẽ hình thành và phát triển tích cực.
Chính vì vậy, GVCN phải hiểu một cách đúng đắn vai trò vị trí và nhiệm vụ của hoạt động xây dựng tập thể đoàn kết trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
GVCN phải biết phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia kế hoạch này. Từ đó xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh, có hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục học sinh.
1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc Xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh có tác dụng lớn trong việc giáo dục học sinh. Cụ thể:
Giáo dục các em có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm có hiệu quả cao.
Giáo dục các em ý thức phê và tự phê để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống.
Giáo dục các em ý thức nỗ lực phấn đấu trong hoạt động học tập và rèn luyện, có tinh thần thi đua, tích cực chủ động sáng tạo.
Giáo dục tâm hồn, biết quan tâm, chia sẻ, biết kết nối trái tim với cộng đồng, biết sống có nhân cách, yêu thương và được yêu thương.
2. Khuyến nghị:
Là một giáo viên luôn tâm tâm huyết với nghề, luôn có ý thức đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc giảng dạy cũng như chủ nhiệm, qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm này, tôi xin có một số đề xuất sau:
2.1.Đối với Sở ban ngành:
Sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức thêm các hội thảo, các buổi tập huấn, các chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt là đối với công tác
chủ nhiệm ở cấp THPT. Ngoài ra, tôi thiết nghĩ, công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung, nhưng cũng là công tác đòi hỏi người GVCN phải có nhiều tâm huyết và côngg sức. Chính vì vậy tôi mong muốn về lâu về dài công tác này nhận được nhiều sự quan tâm, đãi ngộ hơn nữa về phía cộng đồng xã hội và nhà nước.
2.2. Đối với nhà trường:
Nhà trường cần tạo điều kiện cho các GVCN đặc biệt là các GVGN trẻ tham gia những hoạt động bồi dưỡng công tác chủ nhiệm. Cần tổ chức các hội nghị định kì, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hội thi GVCN giỏi để đưa chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng đi lên đáp ứng yêu cầu đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng của ngành giáo dục hiện nay.
2.3. Đối vói giáo viên:
Công tác chủ nhiệm là công tác có tầm quan trọng không nhỏ đối với việc hình thành nhân cách đạo đức HS. Chính vì vậy, tôi mong rằng các giáo viên đang công tác trong môi trường giáo dục nhà trường cần nhân thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ này. Từ đó, Giáo viên cần có trách nhiệm hơn nữa, tâm huyết hơn nữa với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã dành nhiều tâm huyết và sự đầu tư. Từ đề tài này, tôi rất mong đóng góp một phần nhỏ để làm nên tính hiệu quả đối với công tác chủ nhiệm lớp nói riêng và công tác giáo dục nói chung . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi tuy không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhưng tôi tự tin đề tài sẽ có tính ứng dụng và mang lại hiệu quả không nhỏ đối với công tác giáo dục nói riêng cũng như sự nghiệp “trồng người” nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường phổ thông, Ban hành theo Quyết định
số 07/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/04/2007).
2. Bộ GD&ĐT (2011), “Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm
trong trường THCS, THPT”, BGD&ĐT in ấn tháng 6 năm 2011
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Giáo viên chủ nhiệm với công
tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinh THPT, NXB giáo dục Việt Nam
năm 2013.
4. Bộ GD&ĐT, Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường trung học phổ thông “Tài liệu dành cho giáo viên”, NXB
Giáo dục Việt Nam, năm 2007.
5. Bộ GD&ĐT, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10,“Sách giáo viên”,
NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2010
6. Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, Tạp chí giáo dục và xã
hội số tháng 9 năm 2014, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
8. Phạm Văn Đồng, Giáo dục - quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội năm 1999.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật giáo dục năm 2009, Ban hành
ngày 25/11/2009
10. Trường Đoàn Lý Tự Trọng , Tài liệu “Cẩm nang huấn luyện kĩ năng sinh
hoạt tập thể”,Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2009
11. Jean Jacques Rousseau, Sách “Kĩ năng giáo dục thanh thiếu niên”, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội .
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: 1. Biên bản sinh hoạt lớp từng tháng lớp 10A11 2. Bảng tổng kết thi đua từng tháng của lớp 10A11 Phụ lục 2: Một số hình ảnh hoạt động của lớp 10A11