Câu mệnh lệnh và cấu trúc câu mệnh lệnh

Một phần của tài liệu KIEN THUC CO BAN VE TIENG VIET (Trang 107 - 109)

9. Nghiên cứu, xây dựng tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho câu nghi vấn, câu

9.3.Câu mệnh lệnh và cấu trúc câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh còn được gọi là câu cầu khiến bày tỏ ý muốn nhờ hoặc bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực..hiện điều nêu lên trong câu.

Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt được cấu tạo từ những phụ từ tạo ý mênh lênh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung mệnh lệnh.

Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ hay gặp là: Hãy, đừng, chớ...

Các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, đi thôi, nào, đi nào...

Các động từ xuất hiện trong câu mệnh lệnh là: chúc, mong, cầu mong,

Các động từ khuyên bảo, sai khiến: khuyên, sai, bảo, cấm, ... Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB!

Đừng nói thế!

Chớ có mà quên nhé! Đi đi em!

Im!

Xung phong!

Câu mệnh lệnh có thể hướng về ngôi thứ hai, ngôi thứ ba và cả ngôi thứ nhất số nhiều.

Ví dụ:

Anh im đi! (ngôi thứ hai)

Ai làm ồn thì đứng dậy! (ngôi thứ ba) Chúng ta đi nào! (ngôi thứ nhất số nhiều)

M ộ t số c ấ u trúc câu mệ nh lệnh t h ườ ng gặp: <câu mệnh lênh> = <phụ từ> <vị ngữ> ! <câu mệnh lệnh> = < Chủ ngữ> < phụ từ> <vị ngữ> ! <câu mệnh lênh> = <động từ/ngữ> ! <câu mệnh lệnh> = <động từ/ngữ> <phụ từ> !

Tài liệu tham khảo

Diệp Quang Ban. “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo Dục – 2007 Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt – Tập 2 - NXBGD, 2008

Mc Cawley 1968, "The role of Semantics in a Grammar" in "Universals in linguistics theory".

Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, NXBĐHQGHN, 2004

Nguyễn Hồng Cổn, Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: chủ -vị hay đề - thuyết, ngonnguhoc.org.

Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

Trương Thị Thu Hà. Hư từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt và tính chủ quan trong phát ngôn có chứa các hư từ đó. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 5/2008

Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1). Nxb Khoa học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, 2008. Hoàng Trọng Phiến (1980). Ngữ pháp tiếng Việt: Câu. Nxb ĐH và THCN, H. Trần Kim Phượng. Ngữ pháp tiếng Việt những vấn đề về thời thể.

Nguyễn Thị Quy, Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, Hà Nội, 1995.

Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. NXB Khoa học. 1964. Lê Quang Thiêm, Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, 2008.

Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, NXBGD, 2004.

Ngữ pháp tiếng Việt ,UBKHXH – 1983

Nguyễn Như Ý chủ biên. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. 1996.

Một phần của tài liệu KIEN THUC CO BAN VE TIENG VIET (Trang 107 - 109)