Thành phần câu

Một phần của tài liệu KIEN THUC CO BAN VE TIENG VIET (Trang 32 - 35)

4. Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho thành phần câu

4.1.Thành phần câu

Từ và ngữ sẽ tạo nên thành phần câu – những yếu tố cấu thành nên một câu hoàn chỉnh. Phạm trù ngữ pháp thành phần câu trong hệ thống phân loại lấy cấu trúc chủ - vị làm cơ sở phân biệt các thành phần câu: thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần phụ có loại chứa trong thành phần nòng cốt, có loại đứng ngoài hay biệt lập với nòng cốt câu.

Các thành phần phụ chứa trong thành phần của nòng cốt: định ngữ, bổ ngữ,...

Các thành phần phụ ngoài nòng cốt: trạng ngữ, đề ngữ, phụ ngữ câu... Các thành phần phụ biệt lập với nòng cốt câu: hô ngữ, liên ngữ, chú

ngữ, ... Các phạm trù ngữ pháp thành phần câu Thành phần chính Thành phần phụ Chủ ngữ Vị ngữ Trong nòng cốt: Định ngữ, Bổ ngữ Ngoài nòng cốt: Trạng ngữ, Đề ngữ, … Biệt lập: Hô ngữ, …

Hệ thống thành phần câu được phân thành ba cấp: các thành phần chính, các thành phần thứ, và các thành phần phụ thuộc. Thành phần chính trùng với hai vế của kết cấu chủ - vị. Các thành phần thứ độc lập với nhau khi tham gia vào chỉnh thể câu. Giá trị của mỗi thành phần đối với câu là khác nhau. Chẳng hạn, trạng ngữ có liên quan đến toàn câu và biểu hiện nhiều ý nghĩa khác nhau hơn so với các thành phần phụ thuộc hoặc thành phần xen. So sánh:

a. Cô gái nhà bên, “có ai ngờ”, cũng vào du kích. (thành phần xen) b. Gần sáng, lạnh. (định ngữ cho cả câu)

c. Vào mùa này, cây trái tốt tươi. (trạng ngữ)

Ý nghĩa của thành phần xen trong (a) không phụ thuộc vào từ nào trong câu cả. Ý nghĩa của định ngữ trong (b) bổ sung, thuyết minh cho toàn câu. Ý nghĩa của trạng ngữ trong (c) làm bối cảnh cho vị ngữ được thể hiện. Về cấu trúc câu thì trạng ngữ trong (c) tách khỏi toàn câu, còn thành phần xen trong (a) và thành phần định ngữ trong (b) có vị trí linh động. Chúng có thể ở đầu câu, cũng có thể ở giữa câu.

Các thành phần phụ thuộc thường nằm trong một nhóm nào đó trong mối quan hệ với một yếu tố nào đó của nhóm. Chẳng hạn, bổ ngữ nằm trong nhóm vị ngữ, định ngữ nằm trong cả nhóm chủ ngữ và nhóm vị ngữ , v.v... Đến lượt mình, các thành phần phụ thuộc cũng có nét khu biệt nhau. Định ngữ khác bổ ngữ. Bổ ngữ có khả năng chuyển đổi vị trí, còn định ngữ thì không có khả năng đó. Định ngữ bị chi phối bởi quan hệ thuộc tính (attribute), bổ ngữ thì bị chi phối bởi quan hệ bổ túc (completive). Quan hệ bổ túc này có liên quan đến thuộc tính từ vựng, ngữ pháp của từ. Và do đó, bổ ngữ được xem như là một thành phần phụ thuộc có liên đới đến cấu trúc câu trực tiếp hơn là định ngữ.

So sánh:

a. Tôi đọc quyển sách hay. b. Tôi đọc quyển sách. c. Tôi đọc.

Ở đây, (a), (b) đều có bổ ngữ, trong khi đó (c) không có bổ ngữ. Bổ ngữ của (a) có định ngữ trong khi đó bổ ngữ của (b) không có định ngữ. Sự hiện diện của định ngữ ở (a) chỉ mang thêm nét nghĩa thuyết minh cho bổ ngữ mà thôi. Như vậy có vấn đề lồng nhau giữa các thành phần theo quan hệ tầng bậc: định ngữ nằm trong nhóm bổ ngữ (nếu bổ ngữ có định ngữ), nhóm bổ ngữ nằm trong nhóm vị ngữ. Do đó, phân tích đúng thành phần câu tiếng Việt phải biết tìm các quan hệ cú pháp tầng bậc này.

Vị trí của chủ ngữ luôn đứng trước vị ngữ. Tuy nhiên, ở vị trí này không chỉ có chủ ngữ, mà còn có các thành phần khác. Cho nên trong các câu dài, mở rộng cấu trúc, việc xác định ranh giới nhóm chủ ngữ và nhóm vị ngữ có lúc gặp khó khăn.

Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu quy tắc cú pháp của các thành phần câu. Đó là: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, và định ngữ.

Một phần của tài liệu KIEN THUC CO BAN VE TIENG VIET (Trang 32 - 35)