Cơ cấu cho vay khách hàng VIETINBANK

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QTNHTM 18406054 (Trang 27 - 30)

VIETINBANK ĐỐI TƯỢNG 2019 tỷ trọng (%) 2020 tỷ trọng (%) Cho vay khách hàng cá nhân 272.804.974 29,4 302.052.315 30,06 Cho vay khách hàng tổ chức 653.447.856 70,6 702.923.226 69,94 Cho vay khách hàng 925.252.830 100 1.004.975.541 100 KỲ HẠN 2019 tỷ trọng (%) 2020 tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 533.784.301 57,69 590.292.716 58,74 Cho vay trung-

dài hạn 391.468.529 42,31 414.682.825 41,26

Cho vay khách

hàng 925.252.830 100 1.004.975.541 100

Bảng 2.3. Cơ cấu CVKH tại Ngân hàng Vietinbank năm 2020

( Nguồn: Báo cáo tài chính Vietinbank 2020)

Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng hơn hết vì nó mang lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân, các hình thức cho vay ngắn, trung và dài hạn để đáp ứng được các nhu cầu phù hợp với khách hàng đi vay.

+Về kỳ hạn: qua bảng 8 trên ta thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay, chiếm trong khoảng 55-60% tổng cơ cấu cho vay nền kinh tế. Tuy nhiên ta thấy, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần nhưng lượng tiền cho vay lại tăng lên đáng kể. Cụ thể, cho vay ngắn hạn năm 2020 tăng lên 56.508.415 triệu đồng tương ứng 58,745 so với năm 2019, cho vay trung và dài hạn năm 2019 đạt 391.468.529 triệu đồng và sang năm 2020 tăng lên thêm 23.214.296 triệu đồng. Ta có thể nhận thấy rõ rệt trong bảng trên, cho vay ngắn, trung và dài hạn của ngân hàng đều tăng qua từng năm. Các khoản vay của ngân hàng trong giai đoạn 2019-2020 chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng cho vay chiếm tỷ trọng cao, và tăng qua các năm, đặc biệt là tồng cho vay khách hàng. Việc khách hàng vay loại kỳ hạn ngắn hạn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng dễ

dàng thu hồi nợ trong thời gian ngắn, giảm được mức độ rủi ro tín dụng vào các thời điểm mà nền kinh tế có biến động mạnh như năm 2020. Đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và biến đổi về nhu cầu như hiện nay thì việc căng tường cho vay ngắn hạn trong thời gian dưới 1 năm là lựa chọn tối ưu nhất.

+ Về đối tượng: Tỷ trọng cho vay các tổ chức chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu, trong khoảng từ 60-70% từ năm 2019 đến năm 2020, tuy nhiên cũng có xu hướng giảm nhẹ trong tổng cơ cấu vào năm 2020 đây là hệ quả do tình hình kinh tế khó khăn, cho vay khách hàng đối với các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Trong giai đoạn này thấy được cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ kiếm khoảng 30-40% tổng cơ cấu. Với việc tập trung quá lớn vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhât các tác động của nền kinh tế thì rủi ro cho vay của ngân hàng Vietinbank khi nền kinh tế có diễn biến xấu là chắc chắn. Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thanh khoản của ngân hàng, đối với ngân hàng Vietin bank, việc mở rồn cho vay khách hàng cá nhân là một trong những biện pháp để đa dạng hóa rủi ro và nâng cao lợi nhuận. Đối với khách hàng cá nhân ta có thể cung cấp cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ với lãi suất và phí thu được cao hơn. Vì vậy, cần nâng tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng cơ cấu của ngân hàng để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Bảng 2.4. Cơ cấu CVKH tại Ngân hàng BIDV và VCB năm 2020 ĐVT: triệu đồng BIDV VCB ĐỐI TƯỢNG tỷ trọng 2019 (%) tỷ trọng 2020 (%) tỷ trọng 2019 (%) tỷ trọng 2020 (%) Cho vay khách hàng cá nhân 34,96 36,36 43,17 45,49 Cho vay khách hàng tổ chức 65,04 63,64 56,83 54,51 Cho vay khách hàng 100 100 100 100 KỲ HẠN tỷ trọng 2019 (%) tỷ trọng 2020 (%) tỷ trọng 2019 (%) tỷ trọng 2020 (%) Cho vay ngắn hạn 63,18 63,43 52,55 51,91

Cho vay trung-

dài hạn 36,82 36,57 47,45 48,09

Cho vay khách

hàng 100 100 100 100

(Nguồn: báo cáo tài chính BIDV và Vietcombank 2020)

+ Về đối tượng: Các ngân hàng đều chủ yếu tập trung

vào đối tượng là khách hàng của các tổ chức doanh nghiệp vì nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay ngắn và có tính ổn định cao, cũng chính vì vậy mà ngân hàng luôn luôn cố gắng tạo dựng mối quan hệ lâu dài và liên tục với nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng lên khá rõ rệt. Trên bảng số liệu trên, ta thấy quy mô cho vay đối với khách hàng tổ chức chiếm khoảng từ 50-70% trong tổng cơ cấu, còn 30% còn lại thuộc về cho vay khách hàng cá nhân. Lượng tiền cho vay tăng đều và khá ổn định trong năm 2019-2020. Tuy nhiên tỷ trọng của cho vay khách hàng tổ chức có phần giảm nhẹ nhưng không đáng kể lý do vì nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân tăng lên. Ngân hàng Vietinbank chiếm tỷ trọng cao nhất về khoản mục cho vay khách hàng tổ chức so với 2 ngân hàng còn lại.

+ Về kỳ hạn: Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ cho vay ngắn

hạn của ngân hàng BIDV chiếm 60% tổng nguồn cho vay khách hàng, năm 2020 tỷ lệ cho vay nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 63,43% còn nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 36,57%, tuy nhiên năm 2019 đến năm 2020 cho vay ngắn hạn của ngân hàng BIDV lại đứng im , không có gì biến đổi. Bên canh đó, ngân hàng Vietcombank lại có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn này, và có tỷ trọng ngang bằng với nguồn cho vay trung và dài hạn. Tóm lại cả ba ngân hàng đều có quy mô và tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng trưởng hơn so với cho vay trung và dài hạn. Giảm được rủi ro tín dụng, thu hồi vốn một cách dễ dàng cho ngân hàng, thể hiện được chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại ngày càng được nâng cao, cán

bộ của ngân hàng đã quyết liệt trong việc thu hồi nợ và xử lý rủi ro, hoạt động cho vay của các ngân hàng rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QTNHTM 18406054 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w