Phân tích cấu trúc nội dung của bài từ đó xác định trọng tâm của bài theo bảy

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp dạy học tin học đại cương (Trang 33 - 36)

a. Phân chia nội dung thành các phần và các đơn nguyên kiến thức độc lập tương đối với nhau.

Sau khi đã thực hiện phần thiết kế tổng quan cho cả môn học và cho chương IV. Đối với từng bài cụ thể thì phải chia từng đơn nguyên nhỏ theo logic của quá trình nhận thức và nội dung dạy học. Chương IV chia làm 3 phần lớn và phần lựa chọn cho tiết học này là mục II : “Một số công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản”.

Ta chia thành 8 đơn nguyên như sau : 3.1. Định dạng ký tự lớn đầu dòng 3.2. Chèn ký tự đặc biệt

3.3 Phân cột cho tài liệu

3.4. Định dạng khung và màu nền cho văn bản 3.5. Đưa và làm việc hình ảnh với văn bản 3.6. Vẽ hình trong văn bản

3.7. Chèn chữ nỗi vào văn bản

3.8. Đưa ký hiệu toán học vào văn bản

b. Các khái niệm cần hình thành

+ Định dạng ký tự + Đồ họa trong văn bản

c. Các đơn nguyên kiến thức đóng vai trò mở đường, cơ sở cho toàn bài và còn dùng về sau này

Cái đơn nguyên kiến thức đóng vai trò mở đường nằm ở mục I, II : Giới thiệu microsoft word, các thao tác cơ bản trong soạn thảo văn bản.

Đối với bài một số công cụ hỗ trợ văn bản thì kiến thức đóng vai trò mở đường, cơ sở cho toàn bài :

3.2. Chèn ký tự đặc biệt

3.5. Đưa và làm việc với hình ảnh với văn bản

Sau khi học xong thì học sinh biết cách chèn theo các bước theo cách vào thanh thực đơn chính và tiếp theo đó lựa chọn để xuất hiện các hộp thoại để thực hiện các thao tác. Khi học phần đưa kiến thức “Đưa và làm việc hình ảnh với văn bản” các kiến thức đã được sử dụng sẽ áp dụng tương tự với các đơn nguyên khác trong bài.

Đơn nguyên còn áp dụng về sau : Tất cả các nội dung được trình bày trong bài đều áp dụng cho việc soạn thảo và định dạng văn bản.

d. Xác định cơ sở khoa học của các hiện tượng, các quá trình, các giải pháp kỹ thuật đã nêu trong bài.

Khi sử dụng các công cụ soạn thảo văn bản đề phải tuân theo các bước làm. Yêu cầu học sinh phải đi lần lượt từng bước.

e. Những đơn nguyên khó dạy, khó tiếp thu

Đây là phần dạy các kiến thức căn bản nên không có nội dung khó tiếp thu.

f. Xác định các đơn nguyên có thể lồng vào dạy phương pháp nhận thức.

Đơn nguyên lồng vào phương pháp dạy nhận thức : + Đưa và làm việc với hình ảnh trong văn bản + Vẽ hình trong văn bản

Để hình thành cho học sinh phương pháp nhận thức thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh pháp triển trí tuệ theo cơ sơ của sự phát triển của Vưgôtxki là “vùng phát triển gần nhất”. Đối với học sinh để phát triển trí tuệ của mình không có cách nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. Hướng cho học sinh nắm được quy luật chung cho những phương pháp hỗ trợ soạn thảo văn bản.

h. Xác định những kiến thức học sinh đã học từ trước có liên quan trực tiếp tới bài giảng:

+ Thêm bớt thanh công cụ

+ Lựa chọn một từ, một dòng hoặc một đoạn trong văn bản + Sao chép, di chuyển văn bản

+ Thay đổi kiểu chữ

i. Giáo dục những nội dung giáo dục nhân cách có thể lồng vào trong quá trình dạy kiến thức chuyên môn

+ Tính kỷ luật cao

+ Tinh thần ham học hỏi, tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo + Thái độ tích học khi học học phần tin học

j. Chỉ ra cách khai thác tính ứng dụng của bài vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

Sau khi học bài này học sinh biết các trình bày văn bản theo mô hình khoa học như : Nhấn mạnh văn bản bằng ký tự đầu dòng, đưa hình ảnh vào văn bản để minh họa thêm, biết vẽ hình bằng công cụ Drawing, đưa ký tự toán học vào văn bản, biết

chèn chữ nổi để làm nổi bật tiêu đề. Văn bản được trình bài một các khoa học làm điều kiện thuận lợi để người đọc dễ nắm bắt nội dung.

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp dạy học tin học đại cương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w