Với chính sách tiền lương hiện tại, mức sống tối thiểu của người dân Việt Nam cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, tính đến nay mức lương tối thiểu nhìn chung còn thấp, cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu giữa các đối tượng hưởng lương khác nhau còn chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập. Do đó cần phải nghiên cứu tiếp tục sửa đổi, cải cách tiền lương ngày càng phù hợp với điều kiện đặt ra.
Nhờ có việc điều chỉnh lương hợp lý mà giá cả thị trường vẫn ổn định và kiểm soát được. Trong giai đoạn giá cả leo thang, nếu không giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ gây ra lạm phát, kéo theo sự trượt giá của toàn bộ nền kinh tế. Chính sách tiền lương 2003 – 2008 đã nâng mức lương tối thiểu của người lao động lên 540.000/tháng, tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Tính đến hết năm 2008, chính sách thu nhập có thể đă GDP Việt Nam đạt khoảng 1030 USD, vượt qua ngưỡng nghèo và trở thành nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Thực hiện chính sách hỗ trợ thu nhập, trong quý I năm 2008, Nhà nước bỏ 7,3 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ 59% trị giá một thẻ bảo hiểm cho mỗi gia đình cận nghèo đóng bảo hiểm y tế tự nguyện. Mức trợ cấp, phụ cấp của người lao động, nghỉ hưu, nghỉ chế độ cung tăng từ 10% đến 20% so với lương được hưởng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2003 – 2008, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách thu nhập đúng đắn, không những nâng cao mặt bằng thu nhập xã hội mà còn tạo đà ổn định nền kinh tế. Bình quân thu nhập và chênh lệch xã hội cũng được giữ ở mức ổn định. Việc thực hiện chính sách tiền lương cũng làm cho thị trường ổn định hơn. Chỉ số giá tiêu dùng những năm
gần đây tăng nhẹ. Nền knih tế ổn định là nền tảng vững chắc để xây dựng xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
III. Kết luận
Chính sách thu nhập là một trong những công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nó là sự kết hợp của một loạt các chinh sách kinh tế, xã hội, luật và chế độ khuyến khích để đạt được mục đích duy nhất là nâng cao đời sống của dân cư và đảm bảo công bằng xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, hội nhập như hiện nay, việc điều tiết nền kinh tế cũng như sử dụng hiệu quả chính sách thu nhập sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Việt Nam phải đối mặt với một môi trường lao động mới, vì vậy mà Chính phủ phải có những biện pháp tăng cường sức đề kháng cho các doanh nghiệp và người lao động, thức đẩy con người và xã hội Việt Nam bắt kịp đà tăng trưởng của Thế giới.
Đề tài nghiên cứu “Chính sách thu nhập của Việt Nam thời kỳ 2003 – 2008” chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong chính sách thu nhập đó là tiền lương cho người lao động. Các số liệu được đưa ra phân tích chỉ là ý kiến chủ quan nhưng cũng phần nào nổi bật được tình hình chung về chính sách lương bậc thời kỳ 2003 – 2008.
Bài viết đã nêu ra những mục tiêu và phương hướng cải cách tiền lương của Chính phủ trong những năm gần đây. Qua phân tích, ta thấy được những
thay đổi của đời sống xã hội khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu. Đồng thời, ta cũng thấy được những biến động của thị trường lao động khi có thay đổi về tiền lương. Đề tài đã chỉ ta những sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách thu nhập gắn với người lao động.
Bài tập của em vẫn còn rất nhiều thiếu sót, hạn chế. Kính mong thầy giúp đỡ và góp ý để em có thể hoàn thành tốt hơn trong những bài tập sau.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!