4.1.1 Ưu điểm
Lazada là nhà bán lẻ uy tín, là thương hiệu đa quốc gia, nên các sản phẩm được phân phối bởi Lazada được kiểm duyệt và có tiêu chuẩn rõ ràng. Vì vậy, những hàng hóa được phân phối bởi Lazada sẽ được cho là là chất lượng tốt, có thương hiệu và được Lazada đảm bảo.
Nhà sản xuất sẽ dễ dàng quản lý kênh phân phối của mình là Lazada, tránh các trường hợp bán phá giá hoặc thay đổi các điều khoản trong hợp đồng.
Các thông tin về khách hàng (tên, tuổi, sở thích, số lần mua…) sẽ là thông tin quan trọng đối với các nhà sản xuất, qua đó nhà sản xuất cũng khảo sát được nhu cầu, phản ứng của khách hàng một cách nhanh nhất.
Đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ của doanh nghiệp sản xuất trong kênh phân phối. Tinh gọn bộ máy hoạt động giúp hạn chế phần nào những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên trong quá trình hoạt động. Ít các trung gian phân phối hơn, chi phí để lưu hành 1 sản phẩm sẽ ít hơn, giá sản phẩm sẽ rẻ hơn, tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nhà sản xuất.
Hệ thống phân phối này giúp Lazada nắm rõ thông tin và tạo sự liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp. Ngoài ra, môi trường Lazada giúp đa dạng hóa các mặt hàng vì ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ muốn tham gia vào kênh bán hàng online nhằm tăng doanh số và tăng độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm mình.
Các thương gia có thể cập nhật các đơn hàng và nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhanh chóng hơn so với các kênh truyền thống.
33
4.1.2 Nhược điểm
Kênh phân phối của Lazada chỉ chiếm một tỉ trọng trung bình (ví dụ: mỗi tháng Lazada chỉ bán khoảng 100 điện thoại Nokia - phạm vi Nam Bộ, trong khi đó, FPT – 1 nhà phân phối khác của Nokia, lại phân phối đến 1000 điện thoại).
Hàng hóa được Lazada phân phối khá chọn lọc (chỉ phân phối những mẫu bán chạy, doanh thu tốt…) nên sự đa dạng về hàng hóa của nhà sản xuất sẽ ít được thể hiện trên Lazada. Ví dụ: Lazada chỉ có khoảng 10 – 15 mẫu điện thoại Nokia, trong khi Thegioiđiong có đến 40 mẫu Nokia được bày bán.
Chủng loại hàng hóa được bán trên Lazada cũng khá đặc trưng, đa phần là những sản phẩm có giá trị từ thấp đến trung bình, đồ điện tử, vật dụng không cần sự quan tâm quá cao (low involvement products), nên những chủng hàng hóa cần sự quan tâm cao (high involvement products) như đồ nội thất, đồ gỗ,… sẽ khó phân phối qua Lazada.
Mức độ cạnh tranh khá lớn giữa các thương hiệu. Khách hàng dễ dàng gặp một thương hiệu cạnh tranh và so sánh, dẫn đến mức độ lựa chọn của khách hàng đối với một thương hiệu sẽ thấp hơn.
Lượng hàng hóa khổng lồ dễ xảy ra việc cập nhật sai sót thông tin, giá cả sản phẩm lên website. Tổ chức hoạt động tinh gọn nghĩa là sẽ có một bên chịu trách nhiệm nhiều thứ: chịu trách nhiệm quảng cáo sản phẩm, vận chuyển hàng hóa, chăm sóc khách hàng, tiếp nhận đơn hàng, liên hệ nhà cung cấp,.. Lazada phải có kinh nghiệm quản lý vững vàng để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.
Lazada còn phụ thuộc nhà cung cấp do không tự sản xuất hàng hóa gây khả năng mất khách hàng nếu nhà phân phối phá vỡ hợp đồng hoặc không đảm bảo đúng hạn.
4.1.3 Đề xuất
Lazada nên thường xuyên đánh giá định kì chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất dựa trên phản hồi của khách hàng hoặc tỉ lệ bảo hành sản phẩm thông qua Lazada để quyết định duy trì hợp tác hoặc thay thế các nhà sản xuất, nhà cung ứng khác.
34
Với đặc thù nhà bán lẻ trong lĩnh vực TMĐT, phân phối là quá trình Lazada chuyển giao giá trị cho khách hàng, tạo được uy tín và sự tín nhiệm trên thị trường, đây chính là công cụ cạnh tranh mà Lazada thật sự cần đẩy mạnh trong thời gian tới, bởi vì:
Lazada không kiểm soát được hoàn toàn chất lượng sản phẩm từ nhà sản xuất. Mặc dù cố gắng lựa chọn nhà sản xuất uy tín nhưng bất cứ lỗi sản phẩm phát sinh nào, tâm lý người tiêu dùng đều cho rằng đó là lỗi của Lazada hơn là lỗi của nhà sản xuất. Điều đó còn chưa kể đến việc Lazada ngày càng kinh doanh nhiều sản phẩm của Trung Quốc.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng “thông minh” hơn khi mua sắm trực tuyến và họ rất nhạy cảm về giá, do đó họ thường thiếu trung thành với nhà bán lẻ hơn là thương hiệu của nhà sản xuất.
Các chiến dịch truyền thông, đặc biệt quảng cáo rầm rộ dày đặc tốn kém chi phí, gây phiền phức, nhiễu thông tin với khách hàng, tạo ác cảm thương hiệu.
Trong khi đó, với chiến lược phân phối rộng khắp, nhanh chóng và thuận tiện trong thanh toán cũng như giải quyết sự cố mua hàng đem lại trải nghiệm mua hàng tốt cho khách hàng, giúp khách hàng thấy được thiện chí và nỗ lực cung cấp dịch vụ chất lượng cao, từ đó giúp hình ảnh, uy tín thương hiệu Lazada được xây dựng hiệu quả với chi phí thấp.
Tuy nhiên, Lazada còn phải cải thiện các chiến thuật phân phối của mình.
Thanh toán khi nhận hàng (COD), đây là một trong những lợi thế khi kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, khi khách hàng còn rất thận trọng trong việc thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, chính sách chỉ khi thanh toán mới được kiểm tra hàng với lí do đảm bảo tem niêm phong, tránh tình trạng khách hàng thiếu nghiêm túc khi mua hàng. Quy trình đổi trả hàng trong 7 ngày, miễn phí đường bưu điện VNPT nhưng Lazada không chịu phí cho các đơn vị vận chuyển khác. Thủ tục rườm rà, yêu cầu khắt khe làm mất quyền lợi khách hàng. Lazada nên hỗ trợ cho phép khách hàng thử trước sản phẩm với xác nhận của người giao hàng cùng các điều khoản tiêu chuẩn cụ thể đặt quyền lợi của khách hàng lên trên.
35
Lazada đang làm tốt trong khâu giúp khách hàng tiếp cận với hàng hóa, dễ dàng trong việc lựa chọn mua hàng, rút ngắn thời gian giao hàng nhờ hệ thống phân loại hàng tự động công nghệ tiên tiến. Một điều cần thiết mà mỗi ngành dịch vụ nào cần phải có là sự nhanh chóng và tiện lợi giúp khách hàng thoải mái mua hàng.
Về việc lưu trữ hàng trong kho của Lazada: Với số lượng đơn hàng lớn mỗi ngày, Lazada nỗ lực đẩy hàng đi nhanh để giảm chi phí hàng tồn kho cũng hệ thống quản lý tiên tiến nhưng vẫn có không ít trường hợp phản ánh của khách hàng về việc hoãn đơn hàng nhiều lần đối với mặt hàng đang trong chương trình giảm giá. Lazada nên có những tính toán kho hàng trước khi tiến hành giảm giá sản phẩm bất kì để đảm bảo thời gian giao hàng như đúng cam kết dịch vụ công bố.
4.2 Đối với khách hàng 4.2.1 Ưu điểm
Các đơn hàng online được đặt và được phép hủy sau khi đặt, vì vậy nếu có trục trặc về đơn đặt hàng việc xử lý cũng sẽ đơn giản.
Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn nhiều thương hiệu khác nhau, so sánh giá, tính năng giữa các thương hiệu và có thể mua hàng bất cứ lúc nào cảm thấy hứng thú. Khách hàng cảm nhận được “thái độ” từ các người sử dụng trước thông qua mục đánh giá, tư vấn.
Hàng hóa được đảm bảo bởi Lazada, các chính sách đổi hàng: 1 đổi 1…giúp khách hàng an tâm hơn.
Thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá.
4.2.2 Nhược điểm
Người tiêu dùng vẫn còn e dè với mua sắm và thanh toán trực tuyến, do chính sách bảo mật và thanh toán an toàn. Nếu sản phẩm bị lỗi của nhà sản xuất, người tiêu dùng thường có định kiến không tốt về phân phối của nhà bán lẻ.
Chính sách giao hàng của Lazada trung bình sau 2-3 ngày sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng. Khách hàng dễ dàng thay đổi quyết định mua dẫn đến rủi ro về phía Lazada về chi phí phát sinh từ đơn hàng đó.
36
Chính sách đổi, trả hàng phức tạp, khách hàng không được dùng thử, cảm nhận trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng.
4.2.3 Đề xuất
Lazada nên lên kế hoạch tồn kho cho các sản phẩm được tính toán có sức mua cao để rút ngắn thời hạn giao hàng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, Lazada nên hỗ trợ khách hàng trong việc kiểm tra, dùng thử sản phẩm trước khi thanh toán với các điều khoản hợp lý hơn. Bên cạnh đó, cần có những ưu đãi cho việc thanh toán trực tuyến như giảm giá trên đơn hàng để giảm bớt việc thay đổi quyết định mua trước khi nhận hàng. Việc chi phí giao hàng phát sinh dễ khiến người tiêu dung thay đổi quyết định mua hàng.
37
CHƯƠNG V KẾT LUẬN
Chuỗi cung ứng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế. Tìm hiểu về hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng của Lazada giúp ta hiểu hơn về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cũng như những nguy cơ mà doanh nghiệp đang mắc phải. Đánh giá và nhận xét được tình hình hoạt động của chuỗi cung ứng trang MTĐT Lazada từ đó đưa ra đề xuất cải thiện.
Tầm quan trọng của internet và máy móc tự động hóa giúp năng suất làm việc tăng cao, hạn chế rủi ro và tiết kiệm được nhiều cho phí phát sinh và các loại lãng phí không đáng có, giảm gánh nặng về tài tính, nguồn nhân lực, thời gian,… cho doanh nghiệp.
Từ khi internet ra đời thế giới không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Có thể nói rằng ngày nay trên thế giới TMĐT đang phát triển mạnh mẽ, nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Một thị trường có tiềm năng khai thác vô tận, lợi ích to lớn cho những ai kịp thời nắm bắt và khai thác.
38
Tài liệu tham khảo
1. https://andrews.edu.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2020/ 2. https://topdev.vn/blog/dich-vu-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-landscape-2020/ 3. https://logistics4vn.com/reverse-logistics
4. Th.S Ngô Hồng Ngọc, Bài giảng quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần – Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.
5. https://trithuccongdong.net/khai-niem-vai-tro-chuc-nang-cua-kenh-phan- phoi.html
6. Nguyễn Thị Tuyết (2017) “ QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH LAZADA VIỆT NAM ” 7. Nguyễn Xuân Hiệp ( 2020) “ TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC RỦI RO ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ”
8. Từ Thế Xương (2021)“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHONG LAN KIM OANH ”