Nhận xét thực trạng công tác đánh giá học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP nâng cao hiệu quả về công tác đánh giá học sinh tiểu học tại trường tiểu học phú thọ hoà, quận tân bình (Trang 27 - 29)

L lệ lệ lệ 2/

2.3. Nhận xét thực trạng công tác đánh giá học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình

trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình

2.3.1. Ưu điểm

Nhà trường bước đầu đã đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện Nghị quyết 29 và chuẩn bị cho thay đổi

Đại đa số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra đánh giá đối với quá trình dạy và học.

Công tác kiểm tra đánh giá có sự chỉ đạo thống nhất từ Sở Giáo dục và đào tạo đến các trường tiểu học, và từ Ban giám hiệu đến tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên trong trường. Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động kiểm tra.

Kết quả thuyết phục nhất trong việc giảng dạy của giáo viên là chất lượng học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có ý nghĩa là biết được hiệu quả của quá trình giảng dạy, phát hiện những thiếu sót hoặc những điểm chưa hoàn chỉnh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, từ đó mà có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Đây là một yêu cầu quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý đối với việc giảng dạy của giáo viên.

Qua kết quả điều tra về thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập cho học sinh tiểu học ở Trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bìnhcho thấy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh của cán bộ quản lý được thực hiện nghiêm túc, được đánh giá ở mức độ tốt.

Cụ thể, cán bộ quản lý Trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bìnhđã thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện quy chế kiểm tra và thi học kỳ, chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo Thông tư 30 - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này thể hiện được sự quan tâm, sát sao của nhà quản lý đến công tác kiểm tra, thi cử và đổi mới phương pháp kiểm tra, thi cử tại nhà trường bằng nhiều biện pháp như “Tổ chức thi cử dân chủ, chính xác, công khai và công bằng”. Việc “Phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh” được cán bộ quản lý các trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.

Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Hiệu trưởng mới chỉ dừng ở việc quản lý đề kiểm tra học kỳ, còn các bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý, do đó khâu này thường bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng kết quả đánh giá học sinh thiếu chính xác, học sinh chưa đủ chuẩn vẫn lên lớp,hoặ c tăng giảm số học sinh giỏi.

Trong kiểm tra đánh giá hiện nay, còn biểu hiện thành tích ở một số mặt như sau: Về đánh giá hạnh kiểm học sinh: Các tiêu chí đánh giá hạnh kiểm hiện nay còn nặng về định tính nên chưa thực sự thống nhất trong việc áp dụng giữa các nhà trường. Vì vậy, Trường Tiểu học Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình đã đưa ra các chỉ số và mức độ cụ thể đối với từng loại hạnh kiểm để thuận lợi hơn trong đánh giá. Việc làm này dẫn đến sự không thống nhất về đánh giá hạnh kiểm; có tình trạng đánh giá, học sinh còn nương nhẹ với người học, đánh giá hạnh kiểm chưa thật đúng với mức độ rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của học sinh.

Về ra đề kiểm tra chưa đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của nội dung dạy học hay nói các khác là giáo viên ra đề kiểm tra quá dễ không đảm bảo các mức độ phân hóa cần có của bài kiểm tra.

Khâu coi kiểm tra, thi nếu không được thực hiện nghiêm túc, chống gian lận hoặc trao đổi kiến thức trong quá trình làm bài kiểm tra.

Khâu chấm bài kiểm tra cũng cần có sự khách quan của người giáo viên để đảm bảo bài chấm được chấm đúng đáp án, biểu điểm; khâu này cũng có thể làm sai lệch kết quả học tập của học sinh nếu giáo viên có ý nâng đỡ học sinh hoặc chạy theo thành tích cá nhân trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP nâng cao hiệu quả về công tác đánh giá học sinh tiểu học tại trường tiểu học phú thọ hoà, quận tân bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w