L lệ lệ lệ 2/
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, giáo viên về công tác đánh giá học sinh chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ quản lý, tổ trưởng
chuyên môn và giáo viên cho rằng, trách nhiệm công tác đánh giá học sinhlà của Ban giám hiệu nhà trường; cách nhận thức như vậy không sai nhưng chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý; quản lý phần nhiều dựa vào kinh nghiệm cá nhân, vận dụng chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý còn máy móc, thiếu linh hoạt sáng tạo trong điều kiện cụ thể của đơn vị mình.
Hai là, năng lực chuyên môn của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng với yêu cầu cao của nhiệm vụ đổi mới giáo dục tiểu học, nhất là trong khâu đánh giá học sinh. Một bộ phận giáo viên khi được bổ nhiệm chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Đội ngũ giáo viên một số trường còn chưa đồng bộ, số giáo viên thâm niên công tác ít lại chiếm khá đông, kinh nghiệm dạy học, trong công tác đánh giá học sinh còn hạn chế. Ý thức nghề nghiệp của một số giáo viên chưa tốt, chưa tương xứng với vai trò trách nhiệm của người làm nghề giáo.
Ba là, kiểm tra, đánh giá học sinh có những mặt chưaphù hợp với yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh tiểu học. Mặc dù Thông tư 30 đã triển khai thực hiện trong nhiều năm, nhưng trong nhận thức và tổ chức thực hiện còn mang nặng tư duy đánh giá bằng điểm số. Việc quản lý đánh giá thông qua nhận xét còn máy móc, dập khuôn, có biểu hiện mang tính hình thức dẫn đến một số học sinh thiếu động cơ học tập. Mặt khác, một số yếu tố xã hội chi phối nhiều đến sự kết hợp quản lý giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.
Chương 3.