Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương

Một phần của tài liệu vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân tại xã phong an , huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 30)

cho lao động ở địa phương

Thời gian vừa qua, việc làm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất đai canh tác. Thiếu đất canh tác, ở mức độ nào đó, đồng nghĩa với việc thiếu việc làm của lao động nông thôn và đặc biệt là lao động phi nông nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu mang tính thời vụ

Mấy năm gần đây, tình trạng nông dân nhàn trở thành vấn đề xã hội nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm và tăng thu nhập. Đặc biệt, trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong toàn

nền kinh tế thì vấn đề lao động nông nhàn ở nông thôn ngày càng trở nên bức bách. Đó là nguồn bổ sung đáng lo ngại vào lực lượng lao động thiếu việc làm nói chung và làm tăng thêm dòng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng [7].

Hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian gần đây, đặc biệt là khoảng 5 năm trở lại đây phát triển một cách mạnh mẽ ở xã Phong An, với lợi thế là có khoảng 6 Km đường quốc lộ 1A chạy dài từ đầu xã cho đến cuối xã, đường tỉnh lộ 11B nối với các xã vùng trên, co 1 chợ, có ngã tư An Lỗ là trung tâm giao thương buôn bán, có nhà máy Tinh bột sắn, nhà máy chế biến nước khoáng Thanh Tân, nhà mát gạch Tuynel, các ngành nghề truyền thống như chạm khắc gỗ, chế biến nông sản phẩm.... đã thu hút khá nhiều lực lượng lao động tại chổ. Các hoạt động phi nông nghiệp đã tạo ra việc làm tại chổ, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống của nông dân.

Theo thống kê của xã phong An trong năm 2010 có 2065 lao động, chiếm 39.9% tổng lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Lao động trong phi nông nghiệp Năm 2010

Lao động Tỉ lệ %

Lao động thường xuyên 1300 25,1

Lao động mùa vụ 1500 28,9

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã, 2010) Như vậy có đến 28,9% lao động trong nông nghiệp trên địa bàn xã tham gia vào hoạt động phi nông nghệp lúc nhàn rỗi, điều này cho thấy hoạt động phi nông nghiệp thu hút lao động dư thừa, lao dộng nhàn rỗi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ ở nông hộ, từ đó thay đổi và tăng thêm thu nhập cho họ.

Xã Phong An là một xã thuần nông, với tổng lao động 5180, trong khi đó lao động thường xuyên trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 1300, điều này cho thấy hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn xã đã thu hút khá đông lao động.

Và cũng theo kết quả phỏng vấn phó chủ tịch xã: Ông Hồ Đôn năm 2010, thì có đến 40% lao động nông nghiệp ở đây tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp vào thời gian nhàn rỗi màu vụ.

Như vậy, hoạt động phi nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với giải quyết việc làm ở địa phương, nó được thể hiện ở hai khía cạnh:

Thứ nhất hoạt động phi nông nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Thứ hai hoạt động phi nông nghiệp tạo việc làm cho người dân địa phương trong thời gian nhàn rỗi mùa vụ.

Một phần của tài liệu vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân tại xã phong an , huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 30)