Đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Lăng vàng 1 Mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên tổng số cá

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá lăng vàng (mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa miền núi huyện yên thành nghệ an (Trang 33 - 35)

26Ngành Trùng lông

3.4. Đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Lăng vàng 1 Mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên tổng số cá

3.4.1. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên tổng số cá

Qua phân tích, chúng tôi đã phát hiện một số loài ký sinh trùng ngoại ký sinh và ở các thời điểm kiểm tra khác nhau thì thấy thành phần loài và mức độ nhiễm KST là khác nhau.

34

Bảng 3.4. Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lăng vàng

Loài KST Cơ quan KS TLN (%) CĐNTB (*)

Ichthyophthyrius multifiliis Da và mang 26 0,067(c) Trichodina sp Da 8 0,015(c) Dactylogyrus sp Da và mang 16 0,240(a) Ergasilus sp Da 10 0,100(b) Centrocestus formosanus Mang 36 0,400a)

Ghi chú: (*): đơn vị (a: trùng/lam, b:trùng/cá, c: trùng/thị trường)

Qua bảng 3.4. ta thấy TLN ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá lăng vàng là không cao. Cao nhất là ở loài Centrocestus formosanus với TLN trên cá là 36%

tiếp đến là loài Ichthyophthyrius multifiliis với TLN trên cá trên cá 26%; đối với loài Trichodina sp, loàicó TLN và CĐNTB thấp nhất so với các loài đã phát hiện thấy trên cá lăng vàng tương ứng với 8% và 0,015 trùng/thị trường.

Mức độ nhiễm của các giống loài ký sinh trùng mà chúng tôi bắt gặp rất khác nhau: CĐNTB của các giống loài KST ký sinh trên cá lăng vàng đều tương đối thấp, cao nhất là Centrocestus formosanus sp cũng chỉ là 0,4 trùng/lam.

Theo nghiên cứu của Bùi Quang Tề, Centrocestus formosanus ký sinh ở

mang của 13 loài cá và gặp trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, với tỷ lệ nhiễm khá cao trong đó có cá trắm cỏ có TLN 99,33%, chúng ký sinh ở mang và làm cá chết hàng loạt [9].

35

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài ký sinh trùng nói trên trong khoảng thời gian nghiên cứu là không cao, khả năng gây hại của chúng trong thời gian này không lớn. Tuy nhiên, tác hại của KST đối với vật chủ có thể thay đổi nhiều giữa các mùa khác nhau, vì thế để có một đánh giá chính xác về ảnh hưởng của chúng cần có thời gian nghiên cứu dài hơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá lăng vàng (mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa miền núi huyện yên thành nghệ an (Trang 33 - 35)