Mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh ở các tháng

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá lăng vàng (mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa miền núi huyện yên thành nghệ an (Trang 35 - 37)

26Ngành Trùng lông

3.4.2. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh ở các tháng

Chúng tôi đã tiến hành thu và phân tích mẫu trong 6 tháng, mỗi tháng 1 lần. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.6 và hình 3.7sau

Hình 3.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng qua các tháng 0 10 20 30 40 50 60 TLN (%) T3 T4 T5 T6 Tháng Ichthyophthyrius Trichodina sp Dactylogyrus sp Ergasilus sp Centrocestus fomosanus

36

Hình 3.7. Cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá

Qua biểu đồ 1 và 2 ta thấy tháng 3 là tháng bắt gặp 3/5 loài KST có TLN so với các tháng cao nhất . Lý do có thể là vì con giống mới được mua về từ miền Nam, được thu gom từ tự nhiên và cho ăn bằng thức ăn tươi nên đã có nhiều KST nội và ngoại ký sinh tấn công, mặt khác vì thời tiết tháng 1 rất lạnh chỉ có 140

C làm cho cá giảm ăn, sức đề kháng kém, tạo cơ hội cho KST phát triển mạnh. Loài

Ichthyophthyrius multifiliis có tỷ lệ nhiễm cao nhất đến 60% vào tháng 3, rồi đến Dactylogyrus sp 40%, Trichodina sp 20%, thấp nhất là loài Ergasilus sp chỉ có

10% vào tháng 3 và cũng là loài có CĐNTB thấp nhất 0,013 trùng/cá.CĐNTB tháng 3 thấp nhất 0,02 trùng/thị trường là của loài Trichodina sp, rồi đến là Ergasilus sp 0,1 trùng/cá, Ichthyophthyrius multifiliis 0,193 trùng/thị trường và Dactylogyrus sp là 2.43 trùng/cá cao nhất trong tháng này

Theo Ogut và cộng tác viên (2005) khi nghiên cứu 3 trang trại nuôi cá hồi vân trên sông Macka Thổ Nhĩ Kỳ thì TLN của Ichthyophthyrius multifiliis cảm nhiễm theo mùa khi nhiệt độ khoảng 180C- 200C lưu tốc dòng chảy không đảm bảo thì làm cá chết hàng loạt.[18] 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 CĐNTB (*) T3 T4 T5 T6 Tháng Ichthyophthyrius Trichodina sp Dactylogyrus sp Ergasilus sp Centrocestus fomosanus

37

Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv (2003) thì kết quả phân tích cho biết cá giống ương nuôi ở ao/bè tỉ lệ nhiễm sán Dactylogyrus Gyrodactylus cũng rất cao từ 50-80% [3].

Tháng 4 cá đã chuyển lên hồ chứa được gần 1 tháng, nhiệt độ nước thấp, 200C có thể là nguyên nhân làm tăng thành phần giống loài lên 5/5, xuất hiện loài mới là Centrocestus formosanus ký sinh trên mang với tỷ lệ nhiễm khá cao 53.3%, CĐNTB là 1.07 trùng/cá, các giống loài KST còn lại có CĐNTB thấp có thể là do môi trường hồ chứa thông thoáng nên cũng hạn chế sự phát triển của các giống loài KST.

Tháng 5 và 6 khi nhiệt độ nước tăng cao trong các mẫu thu được chúng tôi không bắt gặp loài Ichthyophthyrius multifiliis và Trichodina sp thành phần giống loài giảm còn 3/5 loài ở tháng 5 và 1/5 loài ở tháng 6. Tháng 6 chỉ bắt gặp 1 loài là

Centrocestus formosanus với tỷ lệ nhiễm là 30% và CĐNTB là 0.8 trùng/cá. Chúng tôi có sử dụng biện pháp treo túi vôi ở bè cá, san thưa cá ra các lồng mới có mắt lưới thưa hơn. Đây có thể là nguyên nhân giảm thành phần giống loài KST ký sinh trên cá lăng vàng nuôi lồng ở hồ chứa.

Trong các ao nuôi cá nếu nuôi dày, thức ăn thiếu, môi trường nước bẩn cá chậm lớn, dể dàng phát sinh ra bệnh vì thế trong quá trình ương nuôi cá hương, cá giống nếu không thực hiện đúng quy trình kỷ thuật, các ao ương có mật độ dày, cá dể bị cảm nhiễm trùng bánh xe Trichodina hơn ao có mật độ vừa phải và thức ăn

đầy đủ [1].

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá lăng vàng (mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa miền núi huyện yên thành nghệ an (Trang 35 - 37)