2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường trong các đợt thí nghiệm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ đẻ và sức sinh sản thực tế của cá Chim Trắng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng cá Chim Trắng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến tỷ lệ dị hình, tỷ lệ ra bột và năng suất cá bột của cá Chim Trắng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến sinh sản cá Chim Trắng.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức tương ứng với 6 công thức tiêm, mỗi công thức được lặp lại 3 lần, các yếu tố phi thí nghiệm được khống chế giống nhau. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn.
Bảng 2.1. Loại kích dục tố và liều lƣợng tiêm dùng trong thí nghiệm Công
thức Loại kích dục tố Liều lƣợng
Số lần lặp
1 LRHa + Dom 40µg +5mg Dom 3
2 LRHa + Dom 50µg +5mg Dom 3
3 HCG 2500 UI 3
4 HCG 3500 UI 3
5 LRHa + HCG 1500 UI HCG + 10µg LRHa +1mg Dom 3 6 LRHa + HCG 2000 UI HCG + 10µg LRHa +1mg Dom 3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Điều kiện thí nghiệm:
Cá bố mẹ kiểm tra thấy đã thành thục hoàn toàn thì cho vào bể, mực nước bể duy trì trong khoảng 1 - 2m, mỗi công thức thí nghiệm có 4 cặp cá Chim Trắng tham gia sinh sản. Các bể phải đảm bảo điều kiện môi trường ban đầu như nhau: Nhiệt độ biến động từ 27 - 32oC, pH từ 6,2 - 6,5 và hàm lượng oxy hòa tan từ 5,1 - 5,5 mg/l. Bể được lắp đặt sục khí để cung cấp hàm lượng oxy cho quá trình ấp trứng và tránh hiện tượng trứng chìm xuống đáy làm hỏng trứng.
Phương pháp thu cá và chọn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được thu trong ao bằng lưới, số cá thu vào khoảng 35 - 40 con/đợt thí nghiệm. Bắt ngẫu nhiên và kiểm tra ngoại hình, màu sắc, lỗ sinh dục và hình dạng bụng của cá.
Chọn cá cái: Chọn những cá thể khỏe mạnh, bụng to, mềm, nếu ngửa bụng cá lên, buồng trứng xệ sang hai bên, lỗ sinh dục đỏ hồng. Lúc này sử dụng que thăm trứng để thử trứng. Tính đàn hồi của bụng cá mẹ là một trong những tiêu chuẩn đáng chú ý để chọn cá đẻ. B1 – CT3 B3 - CT4 B5 - CT1 B2 – CT6 B4 - CT5 B6 - CT2 B1 - CT4 B3 – CT1 B5 – CT6 B2 - CT2 B4 – CT3 B6 – CT5 B1 - CT1 B3 – CT2 B5 – CT6 B2 - CT5 B4 – CT4 B6 – CT3
Thăm trứng: Sử dụng que thăm trứng có độ dài 45 cm, dạng ống dài, một đầu bịt kín và một đầu hở. Bắt ngửa cá nằm trong băng ca. Dùng que thăm trứng đưa vào lỗ sinh dục. Lấy trứng từ hai bên buồng trứng cho ra chén có nước sạch. Quan sát thấy trứng tròn căng, rời nhau và có màu trắng xanh là được.
Chọn cá đực: Chọn những cá thể khỏe mạnh. Khi vuốt nhẹ bụng cá gần phần phụ sinh dục có sẹ đặc chảy ra là được.
Phương pháp tiêm kích dục tố
Tiêm 2 lần: Liều sơ bộ sử dụng 1/3 tổng liều, liều quyết định sử dụng 2/3 tổng liều còn lại, đối với cá đực tiêm vào thời gian tiêm lần 2 của cá cái với liều bằng 1/5 liều tiêm lần 2. Thời gian giữa hai lần tiêm là 6 giờ.
Vị trí tiêm: Tiêm vào gốc vây ngực, chỗ không có vẩy, mũi kim hướng về phía trước và hợp với thân cá một góc45o
, độ sâu của mũi kim 1,2 - 1,5cm.
2.3.2. Sơ đồ khối nghiên cứu
Hình 2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu
Ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến sinh sản cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818)
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Kết luận và kiến nghị - Thời gian hiệu ứng thuốc - Tỷ lệ đẻ - Sức sinh sản thực tế - Tỷ lệ thụ tinh - Tỷ lệ nở - Tỷ lệ cá bột dị hình - Tỷ lệ ra bột - Năng suất cá bột
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Xác định các chỉ tiêu môi trường
- Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân - Xác định pH bằng máy đo pH cầm tay - Xác định oxy hòa tan bằng test oxy
Các yếu tố môi trường được đo 2 lần/ngày vào lúc 7h và 14h
Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá Chim Trắng
- Thời gian hiệu ứng thuốc
Thời gian hiệu ứng thuốc được xác định từ khi tiêm liều quyết định đến khi trứng rụng [Nguyễn Tường Anh, 1999].
- Tỷ lệ đẻ Tỷ lệ đẻ (%) = - Sức sinh sản thực tế SSSTT (ngàn trứng/kg cá cái) = - Tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh(%) = - Tỷ lệ nở Tỷ lệ nở (%) = - Tỷ lệ bột dị hình Tỷ lệ bột dị hình (%) = x 100 - Tỷ lệ ra bột
Tỷ lệ ra bột (%) = Tổng số cá mới hết noãn hoàng (con) x 100 Tổng số cá nở (con)
Số ấu trùng mới nở (con) x 100 Số trứng đã thụ tinh
Số cá đẻ (con)
x 100 Số cá cái thí nghiệm (con)
Số trứng thụ tinh
x 100 Số trứng được theo dõi
Số cá bị dị hình (con) Tổng số cá bột nở (con)
Số lượng trứng thu được
- Năng suất cá bột
NSCB (vạn con/kg cá cái) =
Xác định tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
Khi cá chim trắng đẻ xong ta tính tỷ lệ thụ tinh bằng cách dùng vợt vớt trứng ở tầng mặt, tầng giữa đáy, tầng đáy. Sau đó, tính số lượng trứng thụ tinh và không thụ tinh. Trứng không thụ tinh có màu trắng đực, nhân màu trắng dần dần bị nát. Trứng thụ tinh màu trắng trong, nhân có màu xanh đang phát triển dần. Từ đó ta rút ra được tỷ lệ thụ tinh của cá. Sau đó ta lấy những trứng đã thụ tinh cho vào 3 bát có nước, mỗi bát bỏ 100 trứng và theo dõi tỷ lệ nở của trứng.
Xác định tỷ lệ ra bột
Sau khi cá tiêu hết noãn hoàng ta lấy cốc định lượng bột. Để tính được lượng cá trong cốc ta sử dụng một silanh dung tích 10ml. Lấy nước vào xilanh khoảng 9ml, sau đó cho một lượng cá bột vào đến khi đủ 10ml và đếm số lượng cá bột có trong 1ml cá trên. Sau đó ta nhân lên với thể tích của chén sẽ ra được tỷ lệ ra bột.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, có sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel và phần mềm SPSS.
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại trại cá giống Yên Lý (thuộc Công ty CP giống NTTS Nghệ An) - Diễn Châu - Nghệ An.
Tổng số cá bột thu được (con) Tổng khối lượng cá thí nghiệm (kg)
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bố mẹ được nuôi vỗ theo quy trình kỹ thuật tại cơ sở thực tập. Kết quả của quá trình buôi vỗ được thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ Tổng số cá đƣa vào nuôi vỗ Khối lƣợng trung bình Tổng số cá thành thục (con) Tỷ lệ thành thục(%)
Cái Đực Cái (kg) Đực (kg) Cái Đực Cái Đực
90 40 3,2 3,0 68 28 75,56 70
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ, thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ thấp kéo dài mà cá Chim Trắng thích nghi tốt với nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ thấp nên nhiệt độ thấp ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục của cá Chim Trắng. Qua quá trình nuôi vỗ chúng tôi nhận thấy: Cá cái thành thục sớm hơn, giữa tháng 4 cá cái đã thành thục nhưng cá đực chưa thành thục, phải đầu tháng 5 cá đực mới thành thục. Đầu tháng 5 kiểm tra tỷ lệ thành thục cá cá bố mẹ chúng tôi thu được cá cái có tỷ lệ thành thục 75,56% còn cá đực số cá nuôi vỗ ít hơn nhưng tỷ lệ thành thục thấp hơn 70%. Nhìn chung, tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ tương đối cao, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chọn cá cho sinh sản và chính xác giữa các nghiệm thức.
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của loại kích dục tố và liều lƣợng tiêm đến sinh sản nhân tạo cá Chim Trắng
3.2.1. Biến động các yếu tố môi trường trong các đợt thí nghiệm
Các yếu tố môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sinh sản và phát triển của cá Chim Trắng. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các công thức được bố trí trong cùng một khu vực và ở trong nhà nên nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan tương đương nhau giữa các công thức trong cùng một đợt thí nghiệm. Các yếu tố môi trường được thể hiện ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trƣờng trong các đợt thí nghiệm Đợt thí nghiệm Nhiệt độ ( o C) pH DO (mg/l) Sáng Chiều 1 31 29 16 , 30 28,5 31 16 , 30 6,2 - 6,48 5,1 5,3 28 , 5 2 30 27 83 , 28 28,5 31 91 , 28 6,2 - 6,51 5,2 5,4 19 , 5 3 32 31 58 , 31 31 32 66 , 31 6,2 - 6,4 5,2 5,5 31 , 5
Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường cho thấy: Các đợt làm thí nghiệm nhiệt độ khá cao và dao động không lớn. Buổi sáng và buổi chiều nhiệt độ biến động không lớn, nhiệt độ dao động trong khoảng 27 - 32o
C. Nhiệt độ thấp nhất vào đợt thí nghiệm thứ hai 27oC và cao nhất vào đợt thí nghiệm thứ ba 32OC.
Theo Trương Trung Anh, 1992 cá Chim Trắng sinh sản thích nghi trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 28o
C. Theo Viện Nghiên cứu NTTS I thì nhiệt độ 28 - 30oC cá Chim Trắng có thể đẻ được dưới tác dụng kích thích nhân tạo.
Còn theo Tăng Khánh Hoa - Chuyên gia sinh sản cá Chim Trắng của Trung Quốc tại Quảng Ninh cho rằng cá Chim Trắng phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ 28 - 32oC.
Như vậy, nhiệt độ mà chúng tôi cho cá Chim Trắng sinh sản cao hơn nghiên cứu của Trương Trung Anh nhưng lại phù hợp với nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS I và của Tăng Khánh Hoa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong quá trình làm thí nghiệm pH dao động trong khoảng 6,2 - 6,51, hàm lượng oxy hòa tan dao động trong khoảng 5,1 - 5,5 mg/l.
Theo Trương Trung Anh, 1992 cá Chim Trắng thích hợp với pH khá rộng từ 5,6 - 7,4 còn hàm lượng oxy hòa tan để cá Chim Trắng sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 4 - 6mg/l.
Như vậy, các đợt làm thí nghiệm có pH và hàm lượng oxy hòa tan phù hợp cho sự sinh sản của cá Chim Trắng.
3.2.2. Ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến thời gian hiệu ứng thuốc của cá Chim Trắng thuốc của cá Chim Trắng
Thời gian hiệu ứng thuốc của cá Chim Trắng khi sử dụng các loại kích dục tố và các liều lượng tiêm khác nhau được thể hiện qua Bảng 3.3
Bảng 3.3. Thời gian hiệu ứng thuốc của cá cái khi sử dụng liều lƣợng tiêm khác nhau CT Thời gian hiệu ứng thuốc (phút)
1 265,00a ± 31,75 2 420,00b ± 35,11 3 416,00b ± 21,85 4 320,00a ± 20,00 5 546,67c ± 31,79 6 453,33b ± 20,27
(Giá trị trình bày là trung bình ± sai số chuẩn (SE). Chữ số mũ là các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê p < 0,05).
265 420 416 320 546.67 453.33 0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 CT T G H Ư T ( phú t)
Hình 3.1. Thời gian hiệu ứng thuốc của cá cái khi sử dụng liều lƣợng tiêm khác nhau
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thời gian hiệu ứng thuốc của loại kích dục tố và liều lượng tiêm khác nhau là khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
CT1 có thời gian hiệu ứng thuốc ngắn nhất trung bình là 265 phút, đến CT4 có thời gian hiệu ứng thuốc 320 phút, sai khác giữa hai công thức này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). CT3 có thời gian hiệu ứng 416 phút, CT2 và CT6 có thời gian hiệu ứng tương ứng thuốc tương ứng là 420 và 453,33 phút, sai khác giữa CT3 và CT2, CT6 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt về thời gian hiệu ứng thuốc ở CT5 với thời gian rất lâu là 546,67 phút, sai khác giữa CT5 và CT1, CT2, CT3, CT4, CT6 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Viện Nghiên cứu NTTS I, 2001 khi dùng liều tiêm 50µg LRHa, liều10µg LRHa kết hợp với 1500UI HCG và liều 2000UI HCG thì thời gian hiệu ứng thuốc dao động từ 540 phút đến 660 phút.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi về liều lượng kích dục tố đến thời gian hiệu ứng thuốc của cá Chim Trắng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS I.
3.2.3. Ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến tỷ lệ đẻ của cá Chim Trắng
Theo dõi các loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến việc kích thích đẻ đối với cá Chim Trắng chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua Bảng 3.4
Bảng 3.4. Tỷ lệ đẻ của cá khi sử dụng liều lƣợng tiêm khác nhau
CT Tỷ lệ đẻ (%) Cục bộ Róc Không 1 58,33d ± 8,33 25,00a ± 0 16,67a ± 8,33 2 50,00cd ± 0 16,67a ± 8,33 33,33ab ± 8,33 3 16,67ab ± 8,33 33,33a ± 8,33 50,00b ± 0 4 0a ± 0 75,00b ± 14,43 25,00ab ± 14,43 5 8,33a ± 8,33 50,00ab ± 14,43 41,67ab ± 8,33 6 33,33bc ± 8,33 33,33a ± 8,33 30,00ab ± 10,40
(Giá trị trình bày là trung bình ± sai số chuẩn (SE). Chữ số mũ là các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 CT Tỷ lệ đ ẻ (% ) Cục bộ Róc Không
Hình 3.2. Tỷ lệ đẻ của cá khi sử dụng liều lƣợng tiêm khác nhau
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các loại kích dục tố và liều lượng tiêm đều có tác dụng dục đẻ nhân tạo đối với cá Chim Trắng nước ngọt.
CT1 có tỷ lệ cá đẻ cục bộ cao nhất chiếm 58,33%, tỷ lệ đẻ róc thấp chỉ chiếm 25% còn lại 16,67% cá không đẻ.
CT2 cũng có tỷ lệ đẻ cục bộ cao nhất chiếm đến 50% nhưng tỷ lệ đẻ róc thấp chỉ 16,67%. Như vậy tỷ lệ cá không đẻ tương đối cao chiếm đến 33,33%.
Khi thay đổi kích dục tố LRHa sang HCG chúng tôi thấy tỷ lệ đẻ thay đổi hoàn toàn. Ở CT3, tỷ lệ cá đẻ cục bộ chỉ chiếm một phần rất ít 16,67% và tỷ lệ đẻ róc chiếm 33,33% còn tỷ lệ cá không đẻ lên đến 50% và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các công thức. Ở CT4 không có cá đẻ cục bộ mà cá đẻ róc chiếm đến 75% còn lại 25% cá không đẻ.
Ở CT5 và CT6 tỷ lệ đẻ thay đổi hoàn toàn. CT5 tỷ lệ đẻ cục bộ thấp chỉ 8,33% trong khi tỷ lệ đẻ róc lại chiếm 50% và 41,67% là tỷ lệ cá không đẻ. CT6 có tỷ lệ cá đẻ cục bộ và tỷ lệ cá đẻ róc bằng nhau đều chiếm 33,33% và chiếm 30%m là tỷ lệ cá không đẻ.
Như vậy, CT1 có tỷ lệ đẻ cục bộ cao nhất, tiếp theo là CT2, CT6, còn CT3 và CT5 có tỷ lệ cá đẻ cục bộ thấp riêng CT4 không có cá đẻ cục bộ, sai khác có ý