Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng kích dục tố LRHa, HCG và liều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến sinh sản của cá chim trắng (colossoma brachypomum, cuvier, 1818) tại yên lý diễn châu nghệ an (Trang 46 - 50)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng kích dục tố LRHa, HCG và liều

liều lƣợng tiêm đến sinh sản cá Chim Trắng

Hiệu quả kinh tế là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng và lựa chọn các loại kích dục tố và liều lượng tiêm trong sinh sản cá Chim Trắng. Hiệu quả kinh tế của các loại kích dục tố và các liều lượng tiêm đến sinh sản nhân tạo cá Chim Trăng được thể hiện ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các loại kích dục tố và liều lƣợng tiêm đến sinh sản cá Chim Trắng

Khoản mục CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Khoản chi (VNĐ) Số kg cá cái 37 37 37 37 37 37 LRHa + DOM 90.000 110.000 - - 50.000 40.000 HCG - - 500.000 650.000 300.000 400.000 Nước muối sinh lý 9‰ 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 Nhân Công 1.500.000 1.500.000 1.500.000 1.500.000 1.500.000 1.500.000 Chi phí khác 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 Tổng chi 1.700.000 1.820.000 2.210.000 2.360.000 2.060.000 2.150.000 Tổng thu Cá bột (con) 998400 889200 265200 592800 452400 811200 Thành tiền (VNĐ) 16.000.000 14.250.000 4.250.000 9.500.000 7.250.000 13.000.000 Chênh lệch (VNĐ) 14.300.000 12.430.000 2.040.000 7.140.000 5.190.000 10.850.000

Kết quả hoạch toán kinh tế cho thấy: Khi sử dụng kích dục tố LRHa sẽ cho hiệu quả cao nhất. tuy nhiên, sử dụng liều tiêm 40µg LRHa/kg cho hiệu quả cao hơn đạt lợi nhuận lên đến 14.300.000 (VNĐ), còn tiêm liều 50µg thu lợi nhuận 12.300.000 (VNĐ). Tiếp đến khi sử dụng kích dục tố LRHa kết hợp HCG sẽ cho lợi nhuận cũng khá cao nhưng không cân bằng ở các liều tiêm. Với liều tiêm 2000UI HCG + 10µg LRHa cho lợi nhuận 10.850.000 (VNĐ), nhưng khi tiêm liều 1500UI HCG + 10µg LRHa chỉ cho lợi nhuận 5.190.000 (VNĐ) thấp hơn lợi nhuận khi dùng liều 3500UI HCG thu được 7.140.000 (VNĐ). Cuối cùng liều tiêm 2500UI HCG mang lại lợi nhuận thấp nhất chỉ thu được 2.040.000 (VNĐ).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Các yếu tố môi trường trong suốt thời gian làm thí nghiệm nằm trong khoảng phù hợp cho quá trình sinh sản và phát triển của cá Chim Trắng.

2. Loại kích dục tố và liều lượng tiêm có ảnh đến thời gian hiệu ứng thuốc. Thời gian hiệu ứng thuốc nhanh nhất ở CT1, tiếp đến ở CT4, sai khác giữa CT1 và CT4 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thời gian hiệu ứng thuốc lâu nhất ở CT5, sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3. Loại kích dục tố và liều lượng tiêm có ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ của cá Chim Trắng. Tỷ lệ cá đẻ cục bộ cao nhất ở CT1, tiếp đến là CT2 còn CT4 không có tỷ lệ cá đẻ cục bộ, sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). CT4 có tỷ lệ đẻ róc cao nhất, CT2 có tỷ lệ đẻ róc thấp nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

4. Loại kích dục tố và liều lượng tiêm có ảnh hưởng đến sức sinh sản thực tế của cá Chim Trắng, sai khác có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). CT2 có sức sinh sản cao nhất, tiếp đến CT1. Sức sinh sản thấp nhất ở CT5.

5. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ ra bột và năng suất bột khi sử dụng kích dục tố LRHa với liều 40µg LRHa sẽ có xu hướng chiếm tỷ lệ cao hơn các liều lượng còn lại, nhưng mức sai khác không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

6. Trong các liều lượng tiêm kích thích cá Chim Trắng sinh sản, liều tiêm 40µg LRHa cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là liều 50µg LRHa, và hiệu quả kinh tế thấp nhất là liều tiêm 2500UI HCG.

Kiến nghị

1. Trong sinh sản cá Chim Trắng để nâng cao chất lượng con giống cũng như mang lại hiệu quả kinh tế nên sử dụng kích dục tố LRHa liều 40µg - 50µg + 5mg DOM.

2. Cần nghiên cứu thêm các loại kích dục tố khác để có đánh giá rõ hơn hiệu qủa loại kích dục tố và liều lượng tiêm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

2. Nguyễn Tường Anh (2004), Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

3. Báo cáo Khoa học dự án (2007): Hỗ trợ tiến bộ KHKT xây dựng mô hình nuôi cá chim trắng vùng nước lợ tại Diễn Châu - Nghệ An. Công ty TNHH Ánh Dương. 4. Bộ Thuỷ Sản, Trung Tâm Khuyến Ngư Quốc Gia (2005), Tuyển tập quy trình công nghệ sản xuất giống thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

5. Nguyễn Viết Để (2004), Báo cáo tổng kết đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chim Trắng nước ngọt thương phẩm. Trung tâm giống Thủy sản Hà Nội.

6. Lê Minh Hải (2009), Bài giảng kỹ thuật sản xuất cá giống. Đại Học Vinh

7. Võ Thị Cúc Hoa (1997), Chế biến thức ăn tổng hợp cho cá và các thuỷ đặc sản khác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp - Hà Nội.

8. Thái bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2009), Kỹ thuật nuôi cá chim trắng nước ngọt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

9. Chung Lân (1969), Sinh vật học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. Nhà xuất bản khoa học

10. Ngô trọng Lư, Thái Bá Hồ (2008), Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản nước ngọt, tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

11. Nguyễn Ngọc Nhàn (2003), Hoàn chỉnh quy trình ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá Chim Trắng tại Nghệ An. Công ty CP giống NTTS Nghệ An.

12. Pravdin (1963, Nguyễn Thị Minh Giang Dịch), Hưỡng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật hà Nội,1972.

13. Sở Thuỷ Sản Nghệ An (2007), báo cáo hiện trạng sản xuất giống Thuỷ Sản, định hướng đến năm 2020.

14. Nguyễn Công Thắng (2002), Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi cá Chim Trắng thương phẩm. Viện Nghiên cứu NTTS I.

15.Nguyễn Công Thắng (2002), Kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi cá chim trắng thương phẩm. Viện Nghiên cứu NTTS I.

16. Nguyễn Văn Trí (2007), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt. Nhà xuất bản Thanh Hoá.

17. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979), Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

18. Vũ Thị Kim Yến (2006), Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá Chim Trắng tại Hải Phòng. Đại học Nha Trang.

Một số trang web

19. Colossoma brachypomum, (06/04/2009). http://www.zipcodezoo.com

20. Nguyễn Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý, Viện Nghiên cứu NTTS I Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatut) trong điều kiện nuôi. http://www.vnast.gov.vn 21. Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Quốc Đạt, Trường Đại học Cần Thơ (2008), Ảnh hưởng của kích dục tố đến sự rụng trứng của cá Chạch Sông (Macrognathus siamen sis).

http://www.ctu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến sinh sản của cá chim trắng (colossoma brachypomum, cuvier, 1818) tại yên lý diễn châu nghệ an (Trang 46 - 50)