Gv giúp hs giải quyết một số câu hỏi:
1. 1.Đi xe đạp điện với tốc độ như thế nào là phù hợp? Vì sao như thế là phù hợp?
2. Mục đích của độ mủ bảo hiểm khi đi xe đạp điện? Loại mũ nào là đúng quy định? Cách đội mũ như thế nào là đúng quy định?
4. Sau khi kết thúc giờ học ngoại khóa…. Em tự rút ra cho mình nhưng điều cần thiết phải thực hiện trong khi tham gia GT bằng xe đạp điện?
C. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỬ DỤNGXE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT LÊ QUÝ ĐÔN XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT LÊ QUÝ ĐÔN -THẠCH HÀ-HÀ TĨNH.
Để thấy được hiệu quả của đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của HS 4 lớp: hai lớp 10 A (46 HS), 10 B(23 HS) dạy thực nghiệm và hai lớp đối chứng 10C (45 HS), 10 D (22HS), tại trường THPT LÊ QUÝ ĐÔN và kết quả thu được như sau:
Kết quả điều tra trưng cầu ý kiến của học sinh
TT
Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Tổng hợp ý kiến Lớp thực nghiệm (69 HS ) Lớp đối chứng ( 67 HS) 1
Giờ học hôm nay đối với em ?
Rất hứng thú 60 4
Hứng thú 9 15
Bình thường 0 39
Không thích 0 9
2
Qua giờ học hôm nay, em hiểu bài như thế nào?
Rất hiểu bài 63 6
Hiểu một số phần kiến thức 6 41
Không hiểu bài 0 10
3
Thái độ học tập của các bạn trong lớp như thế nào?
Hoạt động tích cực 61 4
Hoạt động chưa tích cực 8 32
Không hoạt động 0 23
Uể oải 0 8
4
Trong giờ học môn GDCD em thích thầy, cô dạy bằng những kỷ năng nào?( HS có thể chọn nhiều kỷ năng khác nhau)
Kỷ năng giao tiếp 65 44
Kỷ năng xử lý rác thải 59 53
Kỷ năng giao tiếp trong kinh doanh.
67 60
Về phía HS, phần lớn các em cho rằng đây là một giờ học thú vị bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, giờ học hào hứng sôi nổi, thoải mái chứ không nặng nề tẻ nhạt. Thứ hai, các em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trao đổi, học tập, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng.
Thứ ba, các em ý thức được tầm quan trọng của giờ học GDCD, cảm thấy môn GDCD không nhưng không khô khan, khó hiểu mà còn rất bổ ích, rất thú vị, các em hiểu và nhớ bài ngay trên lớp.
Giờ học thực nghiệm HS rất hứng thú trong học tập vì các em được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến của mình vào nội dung bài học. Ý kiến của các em được các bạn trong lớp cùng nghe cùng phân tích đánh giá, được GV khuyến khích động viên làm cho các em thấy tự tin. Qua giờ học thực nghiệm, nhiều HS còn hào hứng cho rằng: Nhưng kiến thức kỹ năng tham giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện mà GV và các bạn đưa trong giờ học cho cả lớp cùng giải quyết làm cho các em cảm thấy như vừa được trải qua thực tế. Cho nên khi khảo sát thì đa số HS mong rằng giờ ngoại khóa sẽ được học nhưng kỹ năng sống. HS hai lớp thực nghiệm được làm việc tích cực hơn, đa số thành viên trong lớp đều phải tham gia vào giờ học nên các em cho rằng sau giờ học các em hiểu bài ngay trên lớp. Còn HS hai lớp đối chứng thì đa số các em cho rằng giờ học hôm nay rất bình thường vì thế rất nhiều HS ểu oải, chưa tích cực tham gia vào giờ học. Sau giờ học HS hầu như chỉ mới nắm được một phần kiến thức của bài học nhưng củng chỉ là ở dạng lý thuyết chưa sâu sắc và cụ thể lắm. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy HS lớp đối chứng củng rất thích học các kỹ năng sống. Chứng tỏ rằng HS Trường THPT Lê Quý Đôn rất thích được hoạt động, được tham gia ý kiến vào giờ học và đặc biệt là các em rất ham hiểu biết. Cho nên, nhưng biện pháp phát triển kỹ năng sống cho HS THPT không chỉ có ý nghĩa là nâng cao kết quả học tập cho HS mà còn là giải pháp để tập cho các em có thói quen độc lập, năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
Về phía GV, một số GV khi được mời dự giờ thực nghiệm đều cho rằng, giờ học, cả GV dạy và HS đều rất nhẹ nhàng trong việc truyền thụ và tiếp nhận tri thức. HS nắm bắt tri thức rất nhanh và đặc biệt là rất hào hứng tham gia giờ học.
Như vậy nếu như chúng ta chỉ dạy theo phương pháp và kiến thức cũ, truyền thống ,xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống sẽ làm cho học sinh sống thụ động, thiếu tự tin trong cuộc sống và hiệu quả công việc không cao.