III. Mối quan hệ giữa tổ chức với môi trường môi trường bên ngoà
3. Tác động đến môi trường
Một chiến lược khác để đương đầu với sự không chắc chắn của môi trường là tìm ra và thay đổi các yếu tố gây nên vấn đề này, phổ biến là sử dụng các kỹ thật để thay đổi môi trường như :
- Quảng cáo và quan hệ công chúng - Hoạt động chính trị
- Các hiệp hội thương mại
a.Quảng cáo và quan hệ công chúng
Quảng cáo đã trở thành một cách thức rất thành công trong việc quản lý cung cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Các tổ chức đầu tư những khoản tiền lớn để tác động đến sở thích của khách hàng. Quảng cáo là một cách thức quan trọng để làm giảm sự không chắc chắn về khách hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank đã và đang xây dựng được hình ảnh tốt, ấn tượng về Ngân hàng mình thông qua công cụ PR: Một tờ báo ngành chất lượng cao; một đội tuyển bóng chuyền phong độ mạnh; một sự kiện lớn có ý nghĩa kinh tế chính trị tầm quốc gia (Hội nghị thường niên lần thứ 3 của các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNV&N tổ chức tại Việt Nam vào ngày 26-27/7/2006, do Ngân hàng Công thương Việt Nam đăng cai; các hoạt động tài trợ hoạt động từ thiện rộng khắp trên cả nước...
Tuy nhiên, chiến lược xây dựng thương hiệu NHCTVN trong giai đoạn hiện nay cần phải có công cụ PR chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa. Vậy NHCTVN cần xây dựng truyền thông và sử dụng công cụ hữu ích này như thế nào. Xin được mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về PR đối với NHCTVN.
1. Bổ sung nguồn lực đối với bộ phận truyền thông qua công tác tuyển dụng, lựa chọn cán bộ làm PR chuyên nghiệp với phẩm chất và yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, đặc thù.
- Phẩm chất đạo đức: Tính sáng tạo, tính trung thực;
- Kỹ năng nghề nghiệp: Có khả năng tổ chức các hoạt động công chúng; có kỹ năng viết tốt hoặc có kỹ năng giao tiếp và khả năng tạo cơ hội tiếp xúc tốt với giới báo chí thông qua việc kiểm tra đánh giá khi tuyển dụng các kỹ năng thuyết trình, phỏng vấn, kỹ năng trả lời, nghe. Đặc biệt ưu tiên đối tượng đã là “người của công chúng” và đồng thời phải có một trong các kỹ năng vượt trội trên.
2. Xây dựng chiến lược PR gắn liền với mục tiêu, chiến lược kinh doanh hàng năm thông qua chương trình quan hệ công chúng cụ thể, với mỗi mục tiêu cần xác định đối tượng công chúng rõ ràng và tiến hành đánh giá hiệu quả PR bằng kết quả nhận thức của đối tượng công chúng đó có thay đổi theo chiều hướng Ngân hàng mong muốn hay không? 3. Đầu tư kinh phí ngang tầm chiến lược đặt ra cho hoạt động PR.
4. Củng cố và đa dạng hoá trang Web: www.icb.com.vn với các nội dung thông tin phong phú, đa dạng hơn.
5. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử xây dựng, phát triển và trưởng thành của NHCTVN trong toàn hệ thống và nhân dân cả nước.
b.Hoạt động chính trị
Hoạt động chính trị thể hiện cố gắng của tổ chức trong việc tác động đến luật pháp và các chính sách quy định của Nhà nước.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank đã và đang tích cực tham gia góp ý, thảo luận với các ngân hàng khác để cùng với các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ trong các thông tư, quy định về vốn điều lệ, lãi suất huy động,… của các tổ chức tài chính.
Chiều 27/3/2013 tại Hà Nội, Đảng ủy VietinBank tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và trước đó là luật Ngân hàng sửa đổi năm 2010
c.Hiệp hội
Hầu hết các tổ chức đều có xu hướng liên kết với các tổ chức cùng chung lợi ích và kết quả là hình thành nên các hiệp hội. theo cách này, các tổ chức làm việc với nhau để ảnh hưởng đến môi trường bao gồm cả pháp luật, chính sách, khách hàng, các nhà cung cập, v.v.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank hiện nay là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). HHNH Việt Nam (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh “Vietnam Banks’ Association”, (viết tắt là VNBA) là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt; tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; đại diện, bảo vệ quyềìn và lợi ích hợp pháp của Hội viên; làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan Nhà nước; nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tính đến 31/3/2012, HHNH Việt Nam gồm 53 hội viên, bao gồm 6 ngân hàng và tổ chức thuộc sở hữu nhà nước (trong đó có 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hoá), 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh và 11 công ty tài chính.
Mục tiêu và phạm vi hoạt động của VNBA:
1. Đại diện cho Hội viên trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại có liên quan đến hoạt động ngân hàng và của Hiệp hội;
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên và của Hiệp hội;
3. Tuyên truyền, vận động Hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
4. Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng;
5. Cung cấp thông tin cần thiết cho Hội viên và được phép xuất bản sách, báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật; thông tin tuyên truyền, phổ biến mục đích của Hiệp hội Ngân hàng và hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước;
6. Tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng, phản ánh nguyện vọng, đề xuất của Hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên. Phối hợp với tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hiệp hội;
7. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng theo đề nghị của tổ chức và cá nhân;
8. Hoà giải tranh chấp giữa các Hội viên;
9. Được tạo nguồn kinh phí, trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, theo quy định của pháp luật;
10. Hợp tác, gia nhập làm Hội viên của các Hội quốc tế, khu vực, các nước và các tổ chức tài chính - tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng, theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank hiện nay là thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Nhiệm kỳ V (2011-2015). Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank còn là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.