Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam

Một phần của tài liệu Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Thomson tại tỉnh Hà Giang (Trang 29)

L Ờ IC ẢM ƠN

4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam

4.1.1. Kết qu la chn vt liu giống để xây dng vườn ging gc cây Đẳng sâm nam

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Đẳng sâm nam là Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái. Kết quả lựa chọn được các cây Đẳng sâm nam có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng vườn giống gốc:

Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Đẳng sâm namđầu dòng để xây dựng vườn giống gốc

TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu

cầu Ghi chú

1 Chiều dài củ Cm > 12 Củ to khỏe, không sâu bệnh. Đo hết chiều dài củ

2 Đường kính củ Cm > 1,6 Đo đường kính phần rộng nhất của củ

3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ 4 Sâu bệnh hại Củ giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình

Những cây được lựa chọn để làm nguồn vật liệu trồng vườn giống gốc đảm bảo các tiêu chí sau: Chiều dài củ > 12cm; Đường kính củ > 1,6cm; cây có ít nhất 5 lá thật, và các cây lựa chọn đều không bị nhiễm bệnh hay dị hình.

4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam * Sơ đồ bố trí vườn giống gốc * Sơ đồ bố trí vườn giống gốc

Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Đẳng sâm namtại Vị Xuyên, Hà Giang

4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam trong

4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm namtại vườn giống gốc

Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Đẳng sâm nam thời điểm sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày, và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm namtại vườn giống gốc

Xuất xứ hiKí ệu Số cây ban đầu (cây) Tỷ lệ cây sống sau 15 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 30 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 60 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 90 ngày (%) Bắc Kạn 1 300 87,33 84,67 82,67 80,67 Hà Giang 2 300 99,00 97,67 95,33 94,67 Yên Bái 3 300 91,33 90,33 89,33 88,00 LSD0,05 0,75 0,75 1,51 2,00 CV 0,4 0,4 0,7 1,0

Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam, với xuất xứ Bắc Kạn sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 87,33%; sau 30 ngày trồng đạt 84,67%; sau 60 ngày trồng đạt 82,67%; và sau 90 ngày trồng đạt 80,67%. Với xuất xứ Hà Giang tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 99,00%; sau 30 ngày trồng đạt 97,67%; sau 60 ngày trồng đạt 95,33%; và sau 90 ngày trồng đạt 94,67%. Với xuất xứ Yên Bái tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 91,33%; sau 30 ngày trồng đạt 90,33%; sau 60 ngày trồng đạt 89,33%; và sau 90 ngày trồng đạt 88,00%.

Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam có xuất xứ Hà Giang là cao nhất đạt 94,67%; xuất xứ ở Bắc Kạn là thấp nhất đạt 80,67%.

Kết quảphân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0,05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống khác nhau là có ý nghĩa.

Cây Đẳng sâm nam khi chuẩn bị trồng Cây Đẳng sâm sau trồng 15 ngày

Cây Đẳng sâm nam sau 30 ngày trồng Cây Đẳng sâm nam sau 90 ngày trồng

nh 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm namtại vườn giống gốc

4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng ca cây Đẳng sâm nam tại vườn

ging gc

Sau thời gian trồng 90 ngày tiến hành theo dõi các chỉ tiêu biến động về kích thước đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá và chất lượng của cây ta được kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Đẳng sâm namtại vườn giống gốc Xuất xứ hiệu Tổng số cây (cây) Tỷ lệ bật chồi mới (%) Thời gian bật chồi (ngày) Chất lượng chồi Bắc Kạn 1 90 78,89 8,14 Chồi nhỏ Hà Giang 2 90 91,11 6,67 Chồi xanh, thân

mập, khoẻ Yên Bái 3 90 85,56 7,21 Chồi xanh, thân

mập, khoẻ

LSD0,05 3,98 0,31

CV 2,1 1,9

Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn đạt tỷ lệ 78,89%; xuất xứ Hà Giang đạt 91,11%; xuất xứ Yên Bái đạt 85,56%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 8,14 ngày; xuất xứ Hà Giang trung bình là 6,67 ngày; xuất xứ Yên Bái trung bình là 7,21ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng như sau: Với xuất xứ Bắc Kạn chồi mới thường nhỏ, màu xanh vàng; xuất xứ Hà Giang chồi mới màu xanh thân mập và khỏe, xuất xứ Yên Bái chồi mới màu xanh thân mập và khỏe.

Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có tỷ lệ bật chồi cao nhất là Hà Giang đạt 91,11%; xuất xứ có thời gian bật chồi trung bình ngắn nhất ở Hà Giang là 6,67 ngày.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0,05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.

Theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc sau 90 ngày trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây:

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Đẳng sâm nam tại vườngiống gốc

Xuất xứ hiệu Tổng số cây Số thân TB trên 1 gốc (thân) Chiều dài lá tăng thêm (cm) Chiều rộng lá tăng thêm (cm) Bắc Kạn 1 90 4,06 2,16 2,16 Hà Giang 2 90 6,06 3,86 3,04 Yên Bái 3 90 3,10 1,55 1,34 LSD0,05 0,27 0,22 0,48 CV 2,7 3,9 1,0

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy: Sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các xuất xứ lần lượt như sau: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 4,06 thân/gốc, xuất xứ Hà Giang trung bình là 6,06 thân/gốc, xuất xứ Yên Bái trung bình là 3,10 thân/gốc. Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Bắc Kạn là 2,16cm; Hà Giang là 3.86cm, Yên Bái là 1,55cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm trung bình lần lượt là Bắc Kạn là 2,16cm, Hà Giang 3,04cm, Yên Bái là 1,34cm

Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc cao nhất là Hà Giang 6,06 thân/gốc, xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc ít nhất là Yên Bái 3,10 thân/gốc.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0,05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.

Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Đẳng sâm nam

4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc trong vườn giống gốc

Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc, ta thấy các loại sâu chính đối với cây Đẳng sâm nam thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5. Các loạisâu hại chính đối với giống cây Đẳng sâm namtại vườn giống gốc

Giống cây Đối tượng gây hại

Bộ phận bị hại Tên Việt Nam Tên khoa học

Bắc Kạn Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Rệp mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Hà Giang Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân

Giống cây Đối tượng gây hại

Bộ phận bị hại Tên Việt Nam Tên khoa học

Rệp mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Yên Bái

Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Rệp mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Đẳng sâm nam với 3 xuất xứ Bắc Kạn, Hà Giang và Yên Bái đều xuất hiện cả 3 loại sâu bệnh chính đó là sâu xám, rệp mềm, và bệnh lở cổ rễ.

- Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non. Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ.

Biện pháp phòng trừ:

- Cày, phơi ải đất trước khi trồng 2 tuần để tiêu diệt trứng và nhộng. Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.

- Đối với những vườn có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất xung quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.

- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy: Cho 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước vào trong bình đậy kín, sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay buifnhuig rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần. Bướm trưởng thành sẽbay vào ăn bả chua ngọt và chết.

- Vườn bị sâu hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Thiamethoxam (ví dụ Actara 25 WG, 350FS), Abamectin (ví dụ Shertin 3,6 EC, 5,0 EC). Hòa thuốc với nước theo tỷ lệ khuyến cáo ở bao bì, phun vào chiều tối. Nếu mật độ sâu cao nên phun kép 2 lần cách nhau 5 ngày.

- Rệp mềm (Aphis gossipii): Ban đầu rệp chỉ tập trung gây hại ở những búp non, lá non. Về sau do tích lũy nhiều, mật độtăng nhanh, chúng xuất hiện trên cả những lá già và thường tập trung ở mặt dưới của lá. Rệp chích hút nhựa cây làm búp non, lá non bị quăn queo, biến dạng, lá chuyển sang màu vàng, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Rệp mềm có kích thước nhỏ, có hình quả lê và thân mềm. Chúng thường tập trung thành từng đám, đặc biệt ở dọc các thân lá.

Biện pháp phòng trừ:

- Kiểm tra vườn thường xuyên và diệt bỏ ngay lập tức những lá bị rệp nặng. Nhổ cỏ dại mọc xung quanh cây vì nhiều loại cỏ dại vốn là đối tượng gây hại của dệp. Rệp có thể bị gió thổi bay do đó tránh trồng Đẳng sâm nam ở cuối hướng gió của những vườnđã bị nhiễm rệp.

- Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây (thân, lá) ở vụtrước đem ra khỏi vườn tiêu hủy hoặc ủlàm phân bón để tiêu diệt những con rệp còn sống sót trên đó, hạn chế rệp lây lan sang cho vụ sau. - Hạn chế sử dụng hóa chất vì chúng có thể tiêu diệt cả những thiên địch. Nếu thấy mật độ rệp cao và liên tục gia tăng thì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ rệp. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Dầu khoáng (ví dụ Citrole 96.3EC, DK-Annong Super 909EC, Vicol 80 EC); Abamectin (ví dụ Aremec 18EC, 36EC, 45EC); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (ví dụ Tasodant 6G, 12G, 600EC, 600WP). Cần xem kỹhướng dẫn trên nhãn thuốc về liều lượng và cách sử dụng.

- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonic sp): Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, đặt biệt trong giai đoạn vườn ươm. Triệu chứng bắt đầu với vết đốm màu nâu nhỏ ở gốc, thân và lan rộng đến rễ. Vùng rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con héo rễ và chết.

Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên kiểm tra vườn ươm, loại bỏ và tiêu hủy những cây con bị nhiễm bệnh để giảm thiểu sự lây lan của bệnh.

- Nếu bệnh gây hại nặng có thể dùng một số loại thuốc trừ nấm như: Pencycuron (ví dụ Monceren 250SC, Vicuron 25WP, 250SC); Validamyxin + Polyoxin B (ví dụ Ukino 60SC, 95WP); Validamycin (ví dụ Validacin 3L, 5L, 5SP; Tung vali 3SL, 5SL, 5WP, 10WP). Tưới hoặc phun trực tiếp dung dịch thuốc trừ nấm vào gốc cây

4.4. Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc

4.4.1. Một số kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Đẳng sâm nam

Qua quá trình trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc, có thể đưa ra những giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc như sau:

- Khi trồng cần tiến hành trồng vào nhưng ngày giâm mát, mưa nhỏ. Trồng xong phải tưới nước ngay cho đất ẩm.

- Phải làm giàn che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối. - Trong quá trình chăm sóc thường xuyên làm cỏ, xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp. Kết hợp diệt sâu bọ cho cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

- Đẳng sâm nam là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng cho nên phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của vườn giống gốc để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới cho cây phải là nguồn nước sạch.

4.4.2. Giải pháp cụ thể

- Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu.

- Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc.

Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Đẳng sâm nam

- Chn vùng trng: Cây Đẳng sâm nam chủ yếu sinh trưởng tốt ở vùng trung du và miền núi, có độ cao từ 600m trở lên so với mặt nước biển. Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 - 6,5.

- K thuật làm đất: Đất được chọn cày sâu 30cm, phơi ải, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại. Lên luống cao 30cm, rộng 60 – 70cm, rãnh rộng khoảng 25- 30cm. Đất ở vùng đồi có độ dốc vừa phải thì có thể trồng theo từng vạt nhỏ, đất có độ dốc lớn cần trồng theo đường đồng mức.

- Phân bón:

+ Bón lót: ½ lượng phân hữu cơ + ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali, trộn đều bón theo hốc, sau đó lấp đất lại.

+ Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 gồm ½ lượng phân chuồng + ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali.

+ Phân đạm chia đều cho 2 năm, định kỳ mỗi năm bón 3 – 4 lần vào các tháng thứ nhất, 3, 6 và tháng 9, kết hợp với các lần làm cỏ xới đất, mỗi lần 50 – 60 kg/ha. Tháng thứ7, 8 năm thứ 2 tiếp tục bón lượng phân kali.

- K thut trng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấy tay lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng xong cần tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.

- Chăm sóc:

+ Năm thứ nhất:Định kỳ 30 ngày chăm sóc 1 lần, làm sạch cỏ, kết hợp với bón đạm, lượng đạm mỗi năm 200 - 250 kg và được chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa, bón bổ sung ¼ lượng kali (100kg KCl) /ha. Cuối mùa đông cây lụi, cắt bỏ phần thân leo, vệ sinh đồng ruộng.

+ Năm thứ hai: Sang mùa xuân năm thứ 2 khi cây bắt đầu mọc trở lại bón lót 10 tấn phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng kali. Trộn đều vùi quanh gốc kết hợp vớí làm cỏ vun gốc. Lượng đạm còn lại chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng kết hợp với làm cỏ. Tháng 7,8 năm thứ 2 tiếp tục bón ¼ lượng kali còn lại.

+ Kỹ thuật tưới tiêu nước: Cây Đẳng sâm thường trồng ở trung du và miền núi, cần đảm bảo nước tưới khi ở vườn ươm và lúc mới trồng đến bén rễ

Một phần của tài liệu Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Thomson tại tỉnh Hà Giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)