L Ờ IC ẢM ƠN
4.4.2. Giải pháp cụ thể
- Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu.
- Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc.
Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Đẳng sâm nam
- Chọn vùng trồng: Cây Đẳng sâm nam chủ yếu sinh trưởng tốt ở vùng trung du và miền núi, có độ cao từ 600m trở lên so với mặt nước biển. Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 - 6,5.
- Kỹ thuật làm đất: Đất được chọn cày sâu 30cm, phơi ải, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại. Lên luống cao 30cm, rộng 60 – 70cm, rãnh rộng khoảng 25- 30cm. Đất ở vùng đồi có độ dốc vừa phải thì có thể trồng theo từng vạt nhỏ, đất có độ dốc lớn cần trồng theo đường đồng mức.
- Phân bón:
+ Bón lót: ½ lượng phân hữu cơ + ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali, trộn đều bón theo hốc, sau đó lấp đất lại.
+ Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 gồm ½ lượng phân chuồng + ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali.
+ Phân đạm chia đều cho 2 năm, định kỳ mỗi năm bón 3 – 4 lần vào các tháng thứ nhất, 3, 6 và tháng 9, kết hợp với các lần làm cỏ xới đất, mỗi lần 50 – 60 kg/ha. Tháng thứ7, 8 năm thứ 2 tiếp tục bón lượng phân kali.
- Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấy tay lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng xong cần tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.
- Chăm sóc:
+ Năm thứ nhất:Định kỳ 30 ngày chăm sóc 1 lần, làm sạch cỏ, kết hợp với bón đạm, lượng đạm mỗi năm 200 - 250 kg và được chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa, bón bổ sung ¼ lượng kali (100kg KCl) /ha. Cuối mùa đông cây lụi, cắt bỏ phần thân leo, vệ sinh đồng ruộng.
+ Năm thứ hai: Sang mùa xuân năm thứ 2 khi cây bắt đầu mọc trở lại bón lót 10 tấn phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng kali. Trộn đều vùi quanh gốc kết hợp vớí làm cỏ vun gốc. Lượng đạm còn lại chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng kết hợp với làm cỏ. Tháng 7,8 năm thứ 2 tiếp tục bón ¼ lượng kali còn lại.
+ Kỹ thuật tưới tiêu nước: Cây Đẳng sâm thường trồng ở trung du và miền núi, cần đảm bảo nước tưới khi ở vườn ươm và lúc mới trồng đến bén rễ hồi xanh. Còn trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chủ yếu là nhờnước tự nhiên. Ở những nơi chủđộng tưới tiêu có thểtưới khi cây gặp khô hạn.
+ Làm giàn cho cây leo:Cây Đẳng sâm dài 15 - 20 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữA để 2 hàng đảng sâm leo chung.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Đẳng sâm nam thường bị sâu xám hại cây con, sâu xanh, rệp hại lá cây, bệnh lở cổ rễ, khô thân lá. Chính vì vậy cần theo dõi thường xuyên và phun phòng trừ. Khi cây con đã bị bệnh nặng nên nhổ bỏ để tránh lây lan. Các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý nên dùng các thuốc có nguồn gốc thảo mộc, các thuốc hoá học không bị cấm, dùng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Vườn giống gốc cây cây Đẳng sâm nam tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với diện tích 2000m2, kích thước trồng là 20cm x 20cm. Trồng 3 xuất xứ cây Đẳng sâm nam ởvườn giống gốc,
-Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc: tỷ lệ cây sống sau 90 ngày trồng đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ bật chồi từ 78,89% trở lên; có thời gian bật chồi trung bình từ 6,67 ngày – 8,14 ngày.
- Sau 90 ngày trồng số thân trung bình /gốc cây Đẳng sâm nam đạt 3,10 – 6,06 thân/gốc; chiều dài lá tăng thêm từ 1,55 – 3,86cm; chiều rộng lá tăng thêm từ 1,34 – 3,04cm.
Cây Đẳng sâm nam trồng tại vườn giống gốc chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính đó là: sâu xám, rệp mềm và bệnh lở cổ rễ.
- Kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Đẳng sâm nam: Thường xuyên kiểm tra, tưới nước đủ ẩm, làm giàn che cho cây, làm cỏ, xới đất, theo dõi tình hình sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Việc duy trì vườn giống gốc có ý nghĩa lớn đối với bảo tồn nguồn gen cây Đẳng sâm nam, và cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển loài này.
- Một số giải pháp để duy trì vườn giống gốc: phải khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu của cây tại vườn giống gốc; áp dụng đúng và đồng bộ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ởvườn giống gốc.
Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Đẳng sâm nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội
2. Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Mạnh Tuyển - Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc đảng sâm Việt Nam. Tạp chí dược liệu, tập 7 số 1; 2002
3. Nguyễn Hoàng Uyến Dung (2012). Nhân giống Đảng sâm Codonnopsis javanica Blume, Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Lạt.
4. Đoàn Trọng Đức, Trần Văn Minh (2015). “Cloning of Vietnam Dang sam (Codonopsis javanica (Blume) Hool.f.et Thoms.) in vitro”, Tạp chí dược liệu, tập 20, số 01/2015
5. Phạm Thanh Huyền và cs (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất thuốc”, NVQG-2011/10, Bộ Khoa học và Công nghệ
6. Huỳnh Thị Kim, Nguyễn Thị Điệp, Vương Thị Hồng Loan, Kha Nữ Tú Uyên, Trần Thị An (2017), Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây Đảng sâm (Codonopsis javanica Blume), TTNC&PTNN Công nghệ cao, 7. Nguyễn Văn Lan, Đỗ Tất Lợi (1965), Kỹ thuật nuôi, trồng và chế biến
Dược liệu. NXB Nông nghiệp. Trang 116-130.
8. Bùi Văn Thắng, Cao Thị Việt Nga, Vùi Văn Kiên, Nguyễn Văn Việt (2016). Nhân giống cây Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. et Thomson) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 4-2016.
9. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học
II. Tiếng anh
11. BI Hong-yan et al., (2012). Difference in the Polysaccharide Content in Codonopsis pilosula(Franch.) Nannf. among Different Germplasm Resources. Journal of Anhui Agricultural Sciences, 2012-02.
12. Chen Yuwu, He Xuefeng and Lei Chunming (2012). Select GAP Planting Base of Codonopsis Pilosula by Using the Content of Lobetyolin as Observation Indexes (Chinese Pharmaceutical Affairs), 2012-07
13.Chen K-N, Peng W-H, Hou C-W, Chen C-Y, Chen H-H, Kuo C-H, Korivi M (2013), Codonopsis javanica root extracts attenuate hyperinsulinemia and lipid peroxidation in fructose-fed insulin resistant rats, J. Food Drug Anal. 21:347-355.
14.He JY, Ma N, Zhu S, Komatsu K, Li ZY, Fu WM (2015). The genus Codonopsis (Campanulaceae): A review of phytochemistry, bioactivity and quality control. J. Nat. Med. 69:1-21.
15.Słupski W., Tubek B., and Matkowski A., Micropropagation of Codonopsispilosula (Franch.) Nannf by axillary shoot multiplication. Acta Biologica Cracoviensia Series Botanica, 2011, 53/2, pp 87–93, DOI: 10.2478/v10182-011-0031-2.
16. Zhu S., Liu T., Fang Z., Xia K., Zeng S., Silva J. A. T., Zhang M., (2011). Micropropagation and pharmacological analysis of a medicinal Herb Sarcandraglabra. Medicinal and Aromatic Plant Science and Biotechnology, 5(1): 16-19
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tỷ lệ cây sống sau các lần theo dõi
BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S15N FILE DS1 24/ 5/19 16:33
--- :PAGE 1 VARIATE V003 %S15N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 210.889 105.444 948.96 0.000 3 2 LL 2 2.88889 1.44444 13.00 0.020 3 * RESIDUAL 4 .444461 .111115 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 214.222 26.7778 --- BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S30N FILE DS1 24/ 5/19 16:33
--- :PAGE 2 VARIATE V004 %S30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 254.889 127.444 ****** 0.000 3 2 LL 2 1.55556 .777778 7.00 0.051 3 * RESIDUAL 4 .444476 .111119 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 256.889 32.1111 --- BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S60N FILE DS1 24/ 5/19 16:33
--- :PAGE 3 VARIATE V005 %S60N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 240.889 120.444 271.00 0.000 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.25 0.791 3 * RESIDUAL 4 1.77780 .444449 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 242.889 30.3611 --- BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S90N FILE DS1 24/ 5/19 16:33
--- :PAGE 4 VARIATE V006 %S90N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 294.222 147.111 189.14 0.001 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.14 0.871 3 * RESIDUAL 4 3.11115 .777787 --- * TOTAL (CORRECTED) 8 297.556 37.1944 --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DS1 24/ 5/19 16:33
--- :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT XX
--- XX NOS %S15N %S30N %S60N %S90N 1 3 87.3333 84.6667 82.6667 80.6667 2 3 99.0000 97.6667 95.3333 94.6667 3 3 91.3333 90.3333 89.3333 88.0000 SE(N= 3) 0.192454 0.192457 0.384902 0.509178 5%LSD 4DF 0.754377 0.754389 1.50873 1.99587 --- MEANS FOR EFFECT LL