1. Đánh giá từng chỉ số
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh 70,196,205 96,530,915 79,922,419
Nợ phải trả 489,131,236 489,058,179 495,046,471 Lợi nhuận sau thuế 6,593,474 6,817,761 9,720,033 Tài sản bình quân 696,898,503 704,042,223 713,982,368
Tổng tài sản 701,580,171 706,504,275 721,460,460 Tài sản ngắn hạn 105,285,343 127,411,362 163,524,480 Nợ ngắn hạn 115,557,149 121,623,325 130,482,507 Vốn chủ sở hữu 212,448,935 217,446,096 226,413,989 1.Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần từ
HĐKD/NPT 14% 20% 16%
2.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 0.95 0.97 1.36
3.Hệ số nợ 0.697 0.692 0.686
4.Hệ số khả năng TT nợ ngắn hạn 0.91 1.05 1.25
5.Hệ số tài trợ tài sản 0.3028 0.3078 0.3139
Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD/NPT: Tỷ lệ này cho biết trung bình mỗi đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tiền ròng tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2017 tỷ lệ này là 14% nhỏ hơn 20% chứng tỏ doanh nghiệp không thể đảm bảo tình hình tài chính và khả năng thanh toán lành mạnh. Đến năm 2018 tỷ lệ này tăng lên là 20% đáp ứng đủ tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Năm 2019 tỷ lệ giảm xuống còn 16% , doanh nghiệp có thể gặp rủi ro về thanh khoản, thiếu hụt tiền mặt để thanh toán nợ đến hạn hoặc tài trợ cho các hoạt động quan trọng, khẩn cấp.
Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA: Năm 2017 tỷ suất sinh lời của tài sản của doanh nghiệp là 0.95% tức với 1 đồng tài sản đầu tư tạo ra 0.95 đồng lợi nhuận sau thuế , có thể thấy tỷ lệ này đang rất thấp. Năm 2018 tỷ lệ này cũng chỉ là 0.97%. Đến năm 2019 tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân tăng lên là 1.36%. Mặc dù tỷ suất sinh lời trên tài sản có xu hướng tăng qua từng năm nhưng chỉ số vẫn còn khá thấp so với chỉ số bình quân ngành. Doanh nghiệp cần nỗ lực để nâng cao chỉ số này
Hệ số nợ: Cho biết tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ. Qua bảng
trên ta thấy hệ số nợ của doanh nghiệp trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 không thay đổi nhiều cụ thể là 0.697 , 0.692 và 0.686 đều lớn hơn 0.6 đây là mức khá an toàn, không có gánh nặng về nợ quá lớn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Năm 2017 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 0.91 nhỏ hơn 1 , điều này cho thấy DN có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro phá sản cụ thể là TSNH của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và khác khoản nợ đến hạn phải trả. Sang năm 2018 và 2019 hệ số này đã được cải thiện lần lượt là 1.05 và 1.25 điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay. Tuy nhiên theo các nhà phân tích hệ số này =2 là tốt nhất vậy nên với hệ số chỉ lớn hơn 1 doanh nghiệp vẫn tiềm ẩn rủi ro về thanh toán.
Hệ số tài trợ tài sản: Phản ánh khả năng tự đảm bảo về tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng VCSH . Năm 2017 hệ số tài trợ tài sản là 0.3028. Đến năm 2018 và
2019 hệ số này tăng nhẹ lần lượt là 0.3078 và 0.3139 , điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp ở mức chấp nhận được, khá an toàn.
2. Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bẩy kinh doanh (DOL)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Doanh thu 294,847,705 338,500,562 394,890,318
Biến phí 250,742,125 285,341,478 343,852,003
EBIT 25,749,826 28,063,031 31,721,019
DOL 1.71 1.89 1.61
Khi độ lớn đòn bẩy hoạt động cao hơn thì một biên độ sẽ thay đổi rộng hơn của lợi nhuận trước thuế và lãi vay liên quan đến sự dịch chuyển trong doanh thu, trong khi các yếu tố khác được giữ nguyên.
Qua bảng phân tích ta thấy rằng năm 2018 có đòn bẩy kinh doanh lớn nhất là 1.89 lần tướng ứng với khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1.89% và ngược lại khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm 1.89%. Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên khi doanh thu giảm thì cùng với đó lợi nhuận sau thuế và lãi vay cũng giảm nhiều. Năm 2017 đòn bẩy hoạt động chỉ có 1.71 lần .Mặc dù doanh thu tăng , song kết cấu giữa các khoản chi phí kinh doanh cố định so với chi phí kinh doanh biến đổi cũng có sự thay đổi lớn nên năm 2019 độ lớn đòn bẩy kinh doanh giảm còn 1.61 lần. Việc kinh doanh của doanh nghiệp có sự giảm sút , ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.
3. Phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy tài chính (DFL)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
EBIT 25,749,826 28,063,031 31,721,019
Chi phí lãi vay 17,605,197 18,986,988 19,221,035
DFL 3.16 3.09 2.54
Đòn bẩy tài chính năm 2017 là 3.16 lần. Điều này có nghĩa là mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 25,749,826 triệu đồng sẽ đưa đến sự thay đổi 3.16 % trong EPS.Tương tự như vậy đòn bẩy tài chính năm 2018 là 3.09 lần, nghĩa là mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 28,063,031 triệu đồng sẽ đưa đến sự thay đổi 3.09% trong EPS. Năm 2019 đòn bẩy tài chính giảm còn 2.54 lần tương ứng với mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 31,721,019 triệu đồng sẽ dẫn đến sự thay đổi 2.54% trong EPS.
Qua việc phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy tài chính ta thấy rằng mức độ ảnh hưởng của nợ đến sự gia tăng tỷ suất sinh lợi của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là rất lớn. Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 có xu hướng giảm dần .Bản chất của sự suy giảm này một mặt xuất phát từ sự tăng lên của lợi nhuận mặt khác là do sự tác động của lãi suất. Ta có thể đánh giá sơ bộ rằng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần , mức độ rủi ro tài chính thực tế thấp nhưng
mức độ rủi ro tài chính tiềm ẩn lại khá cao thể hiện qua việc sử dụng nợ và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp