Hậu cần nhập:

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh, xác định cơ hội và nguy cơ của bigc (Trang 30 - 32)

IV. Phân tích nội bộ doanh nghiệp

1.1.Hậu cần nhập:

 Big C là một tập đoàn liên doanh vốn đầu tư là từ nước ngoài, ngoài những hàng hóa nhập khẩu thì đa số hàng hóa mà Big C kinh doanh là ở trong nước.

 Big C đẩy mạnh việc liên kết với các hộ nông dân, các nhà sản xuất vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa địa phương trong siêu thị. Big C thường xuyên tổ chức các hội thảo liên quan đến “Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất địa phương” tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhằm giới thiệu đến các nhà sản xuất chính sách thu mua, điều kiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình và thủ tục hành chính trong việc hợp tác với Big C. Qua công tác này,Big C đồng hành cùng các nhà sản xuất địa phương nâng cao sức cạnh tranh của các thương hiệu Việt. Big C còn sản xuất thịt nguội hiệu eBon theo tiêu chuẩn HACCP vì vậy việc mua nguyên vật liệu tươi và đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết. Ngoài ra, hàng thương hiệu riêng, giá rẻ WOW của Big C được dự báo sẽ thành xu hướng mua

sắm hiện nay. Đa phần những người đã từng mua sản phẩm đều thừa nhận, giá rẻ là một trong những thế mạnh của nhãn hàng WOW. Tuy nhiên, bên cạnh giá rẻ, chất lượng sản phẩm cũng như hình thức bao bì nên bắt mắt hơn, là đòi hỏi của khách trong thời buổi các mặt hàng phong phú và cạnh tranh liên tục như hiện nay.

 Giá của thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao trong thời gian qua do phải nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết với giá cao hơn 20-50% so với trước đây. Vì vậy chi phí của nguyên vật liệu tăng cao rất nhiều, gây ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Chi phí dành cho việc kho bãi cũng tăng cao do ảnh hưởng của giá bất động sản. Giá xăng dầu leo thang do vậy kéo theo chi phí vận chuyển cũng tăng theo. Tất cả những chi phí hậu cần này gây ảnh hưởng lớn tới những chính sách về giá của Big C vì giá của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá của nguyên vật liệu. Do đó Big C dã liên tục phải có những chính sách đàm phán để giảm được thấp nhất việc tăng

giá của sản phẩm.

1.1. Sản xuất:

 Với hệ thống siêu thị lớn việc dảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa cho hệ thống là rất lớn. BigC là nhà sản xuất của nhãn hàng eBon ,WOW với giá cả hợp lý. Ngoài ra tại mỗi siêu thị trong hệ thống đều có xưởng làm bánh mì ngay tại siêu thị với các thợ làm bánh chuyên nghiệp cho ra lò các loại bánh mì thơm ngon được khách hàng Việt Nam ưa chuộng( hơn 50% khách hàng đến Big C có ghé qua quầy bánh mỳ). Với hệ thống siêu thị và khu sản xuất nhãn hiệu riêng của mình và gần 3000 nhân viên mặc dù phải sản xuất số lượng lớn để đáp ứng được đủ nhu cầu nhưng Big C vẫn luôn chú trọng vào từng khâu của quá trình sản xuất để đảm bảo được số lượng vá cho ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

 Danh mục mặt hàng kinh doanh của siêu thị tương xứng với những kỳ vọng mua bán của thị trường mục tiêu.Trên thực tế, nó trở thành trận chiến cạnh tranh giữa những người bán lẻ tương tự.Các siêu thị phải quyết định chiều rộng của danh mục

mặt hàng kinh doanh (nông hay sâu) và độ bền tương hợp của danh mục mặt hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh, xác định cơ hội và nguy cơ của bigc (Trang 30 - 32)