Phân tích thực trạng về thị trường xuất khẩu giày của Việt

Một phần của tài liệu MÔ TẢ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH (Trang 30 - 32)

Kể từ năm 1980, giày Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh do có sự hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ trong hội đồng tương trợ kinh tế. Các sản phẩm giầy theo sự hợp tác này không có sự đảm bảo về chất lượng cũng như tính cạnh tranh cao do thói quen làm ăn xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi hiệp định này bị bác bỏ thì ngành giày nước ta mới có bước tiến bộ nhất từ sau khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường vào năm 1992. Hiện nay, các sản phẩm giày xuất khẩu của Việt Nam bao gồm giầy thể thao, giầy nữ, giầy da, sandal… chất lượng khá tốt. Sản phẩm của chúng ta thường được xuất khẩu sang thị trường những nước tư bản như Tây Âu và Bắc Mỹ. Thị trường chủ yếu của giày xuất khẩu là các nước thuộc liên minh châu Âu do sản xuất giày tại Châu Âu đang ngày càng giảm sút đồng thời hàng xuất khẩu giày của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP . Tóm lại thi trường xuất khẩu giày của Việt Nam la một thị trường rộng lớn với đủ các thị hiếu nhưng đều có chung một yêu cầu chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng.

Khó khăn

Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày. Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia WTO. Mặt hàng giày xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn.

Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như

Brazil, Indonesia đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh nhưng thị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc. Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng nhưng hàn Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường 21 các nước này. Nhiều nước châu Phi đánh thuế nhập khẩu rất cao thậm chí là cấm các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% phải nhập khẩu . Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế. Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như ren, dây giày nhưng lại “bỏ ngỏ" những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.

Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 củaThái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia.

Sản xuất của ngành da giày Việt Nam mới chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, tại thị trường nội địa với mức tiêu thụ khoảng 100 triệu đôi/năm vẫn chưa được tập trung khai thác. Vì thế, ở cả 3 phân khúc thị trường trung, cao và thấp cấp, giàytrong nước đều lép vế so với hàng ngoại nhập. Hiện nay trình độ công nghệ của ngành

da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào 22 nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá yếu ớt và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ cũng hạn chế Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu chững lại với mức xuất khẩu là 4.067 triệu đô la, giảm 14,6% so với 2008, khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành và những người quan tâm đến ngành da giày Việt Nam cảm thấy lo ngại.

Giải pháp trọng điểm

o Phát triển nền công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào da, PVC, PU, vải....Đây là giải pháp lâu dài.

o Tận dụng các cơ hội được tạo ra nhờ vào tất cả các Hiệp định Thương mại Tự do từ TPP, EU, Asean, Liên minh Hải quan RBK,...

o Tập trung đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra nhiều mẫu mã, công nghệ và tăng cường hiệu suất hoạt động của ngành.

o Xây dựng môi trường kinh doanh hiệu quả nhằm thu hút những nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích nhà đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w