Phân tích thực trạng của một sản phẩm công ty

Một phần của tài liệu MÔ TẢ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH (Trang 32 - 38)

Quy trình thực hiện đơn hàng và một số hình ảnh sản xuất :

Hình ảnh sản xuất

Quá trình kiểm tra

Triển khai sản xuất và kiểm soát chất lượng

Mẫu

Việc cụ thể của các phân xưởng như sau:

- Phân xưởng bồi cắt: đạm nhận 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt, nguyên vật liệu của công đoạn này chủ yếu là vải bạt, các màu, vải lót, mút xốp.. nguyên vật liệu được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các nguyên vật liệu này lại với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 18000c-20000c và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xông thì chuyển cho bộ phận cắt, sau khi cắt xong chuyển sang phân xưởng may.

-Phân xưởng may: đạm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mũi giầy hoàn chỉnh, nguyên vật liệu chủ yêu của công đoạn này là: vải phin, dâu, xăng..

-Phân xưởng cán: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất đế giầy bằng cao su, nguyên vật liệu chủ yếu của phân xưởng cán là: cao su, các hoá chất ZnO, BaSO4... bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy sẽ được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy

-Phân xưởng gò: đạm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ, sản phẩm của khâu này là hoàn chỉnh mũi giầy và đế giầy và kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như dây giầy, giấy lót...được lắp ráp lại với nhau và quét keo gián đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp nhiệt độ 1300c trong vòng 3-4 giờ đạm bảo độ bền của giầy, sau khi lưu hoá xong sẽ được xâu dây và đóng gói

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một khó khan lớn nhất đối với các DN , vì vậy đối với mỗi DN quá trình tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng , Một sản phẩm hàng hoá nào cũng vậy không bao giờ tồn tại mãi mà nó có một chu kỳ sống nhất định. Nhà sản xuất kinh doanh phải năng động, nắm bắt thị trường, tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đảm bảo được lợi nhuận, bù đắp đươc chi phí, rủi ro trong kinh doanh.“Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian tính từ khi nghiên cứu tạo ra sản phẩm, tung sản phẩm ra thị trường đến lúc sản phẩm bị lạc hậu so với nhu cầu và bị thị trường loại bỏ”. Cơ hội thị trường của người

tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố: Khả năng tài chính và hệ thống giá cả hàng hoá. Vì tình trạng kinh tế bao gồm thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ...của người tiêu dùng đó ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hoá và số lượng hàng hoá mà họ lựa chọn mua sắm. Nó đòi hỏi DN phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động trong lĩnh vực tài chính cá nhân, các khoản tiết kiệm, tỷ lệ lãi xuất để có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy hiệu qủa tiêu thụ.

Càng không thể không nói đến sức ép của việc cạnh tranh .Chiến thắng trong cạnh tranh sẽ giúp DN nâng cao vị thế của mình và mở rộng tương lai đầy triển vọng. Song nếu thất bại trong cạnh tranh sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi đối với DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối thụ cạnh tranh của DN rất đa dạng như: Các DN cùng ngành, các DN sản xuất sản phẩm thay thế, các cơ sở sản xuất sản phẩm giả, sản phẩm “nhái” giống sản phẩm của DN, các cơ sở nhập lậu và tiêu thụ sản phẩm nhập lậu...

Các yếu tố về cung cầu cũng cần phải nắm bắt rõ hiến lược sản phẩm giúp DN tạo ra sản phẩm có chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã...phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra thông qua chiến lược sản phẩm mà DN tạo ra và đưa ra thị trường các sản phẩm đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ. Chiến lược giá bán sản phẩm cũng tạo ra sức hút lớn đối với người tiêu dùng trên thi trường, còn quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá bán sản phẩm. Nếu DN định giá bán thấp hơn giá thị trường sẽ thúc đầy công tác tiêu thụ sản phẩm nhưng DN lại gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ. Nếu DN định giá bán cao hơn giá thị trường sẽ khó khăn thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của DN, dẫn đến hàng hoá bị ứ đọng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc.Phải chọn được địa điểm tiêu thụ thích hợp sẽ làm phát sinh quan hệ mua bán sản phẩm giữa DN và khách hàng, đồng thời cũng góp phần đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Khi địa điểm không thích hợp như: ở xa khu dân cư, ở xa các đầu mối giao thông...thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ khó có thể được DN đáp ứng do người tiêu thụ ở xa nơi bán hàng và thiếu các thông tin cần thiết về sản phẩm của DN hoặc do nơi tiêu thụ ở vị trí khó khăn cho các phương tiện vận tải di chuyển và bốc dỡ hàng hoá, vì vậy

khi xem xét việc tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi DN phải tính đến sự tác động của nhân tố địa điểm tiêu thụ sản phẩm để có thể tránh được tình trạng tuy khả năng cung. Xét về hành trình lịch sử, hiếm có thương hiệu nào có thể bám sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt như Giày Thượng Đình. Hình ảnh đôi giày bata trắng đơn giản với họa tiết ba sọc xanh lam cùng phần đế cao su dẻo rất được ưa chuộng bởi tính bền, hữu dụng và phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau. Thập niên những năm 80, gần như nhà nào cũng sở hữu một đôi giày vải Thượng Đình. Những đôi giày này được sử dụng nhiều nhất vào mục đích lao động và thể thao. Hầu hết các sân bóng và sân thể thao được xem là "thiên hạ" một thời của Giày Thượng Đình. Liên tục những năm 2000 – 2006, các sản phẩm giày của Thượng Đình luôn đứng đầu các cuộc bình chọn hàng Việt từ khách hàng.Tuy nhiên sau thời kì hoàng kim của hai thập niên trước, tương tự nhiều thương hiệu vang bóng một thời khác như mỳ Miliket, kem Thủy Tạ hay Cao sư Sao Vàng,… Giày Thượng Đình cũng phải chật vật tìm lại chỗ đứng trước "cơn bão" hội nhập.Với 60 năm tuổi đời, thương hiệu Giày Thượng Đình dường như đã sớm hụt hơi. Không khó để nhận ra sự vắng bóng của những đôi giày Thượng Đình trên các kệ hàng ngày nay.Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bảo thủ của thương hiệu "già cỗi" này. Gần chục năm nay, Giày Thượng Đình không hề có thêm một sản phẩm nổi bật nào, vẫn là những đôi giày vải mềm mẫu mã cũ có giá dưới 100.000 đồng. Bởi vậy, Giày Thượng Đình đã sớm bị xếp vào nhóm "đồ bảo hộ lao động".Trong khi đó, thị trường Việt Nam liên tục phải đón nhận những cuộc đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu giày nổi tiếng nước ngoài như Adidas, Nike,… với nhiều mẫu mã thời thượng. Thậm chí, "người em" cùng ngành là Biti's cũng buộc phải thay đổi với các dòng sản phẩm mới như Biti's Hunter cùng nhiều hoạt động quảng bá rầm rộ để "sống" lại trong lòng khách hàng, thành công bứt phá trên trường đua giày dép cạnh tranh khốc liệt. Phải chăng, đã đến lúc giày Thượng Đình thực sự cần có một cuộc cải cách toàn diện, với những bước thay đổi để bắt nhịp với thị trường và những xu hướng tiêu dùng mới đối với người tiêu dung ngày nay.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã đưa ra được thực trạng và thị trường về tình hình thương mại của ngành hàng giày cùng với khó khăn và giải pháp trọng điểm. Ngoài ra, phần 2.1 còn cho ta biết thực trạng cụ thể của 1 sản phẩm. Nhờ đó, công ty có thể định hướng và tập trung phát triển.

Chương 3: Kết quả thực tập

Một phần của tài liệu MÔ TẢ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH (Trang 32 - 38)