Toàn cầu hóa trong hoạt động thiết kế trên nền kế thừa di sản văn hóa dân tộc không có nghĩa là đồng nhất hóa trong phong cách thiết kế hoặc

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 25 - 26)

dân tộc không có nghĩa là đồng nhất hóa trong phong cách thiết kế hoặc mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Lịch sử văn minh thế giới vài ngàn năm trở lại đây đều là những nét văn hóa khác nhau của các dân tộc khác nhau, các môi trường địa lý khác nhau. Chính từ những nét văn hóa khác nhau ấy mà biểu hiện kiến thức văn hóa, cảm hứng thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ của mỗi cộng đồng, dân tộc, quốc gia không đồng nhất. Sự không đồng nhất ấy thể hiện tính cách dân tộc, tâm lý quốc gia và thái độ của mỗi người đối với mục tiêu thẩm mỹ mà họ hướng tới. Chẳng hạn như, nước Pháp nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, môi trường sống tốt đã tạo ra lối sống đẹp và lãng mạn của người dân Pháp, thời trang Pháp hấp dẫn, và sự quý phái, lịch lãm đã trở thành chuẩn mực mà nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới hướng tới, theo đuổi. Phong trào nghệ thuật Rococo hình thành phong cách trang trí hoa lệ, lãng mạn, cổ điển của Pháp. Thông qua Bauhaus, trường thiết kế Ulm (Ulm School of Design) ở Đức phản ánh phong trào thiết kế có tính nguyên tắc nghiêm ngặt, coi trọng phẩm chất công năng và hình thành một phong cách thiết kế thiên về công năng, kỹ thuật, thiếu cảm giác nghệ thuật: phong cách nghệ thuật Bauhaus - Đức. Thương hiệu phim Hollywood, nhà hát Broadway với những cảnh trí, vốn là sự kết hợp, pha trộn nét văn hóa của cả thế giới, đã biến Mỹ trở thành sân khấu lớn của cả thế giới theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tính hài hước và tự do đã trở thành đặc tính dân tộc trong thiết kế của phim, kịch Mỹ. Chính đặc trưng văn hóa này làm cho những sản phẩm thiết kế của người Mỹ luôn mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và lạc quan cho người thưởng thức, tiêu dùng. Nguyên tắc thiết kế Nhật Bản có tư duy mới, độc đáo, khéo léo, nhẹ nhàng, tinh tế, thấm đẫm nhân tính; phong cách thiết kế Nhật tự nhiên, tươi mới mà rất “Thiền”. Văn hóa Trung Quốc là thành tựu của hàng trăm nhà tư tưởng lớn, sâu sắc, đặc biệt là Nho giáo với Khổng Tử và Mạnh Tử, đạo Lão Trang truyền lưu kinh điển; do đó thiết kế vừa tinh tế, mạnh mẽ vừa có chiều sâu triết lý, phản ánh bề dày tư tưởng văn hóa.

Trong bối cảnh hiện đại hóa, thanh âm của làn sóng hậu hiện đại là “tang lễ”, “chôn cất” xu thế hiện đại, mở ra trào lưu tư tưởng thiết kế mới có xu hướng đa dạng hóa cộng sinh (characters symbiosis design). Thiết kế hướng tới những vấn đề chung tầm thế giới, với các tiêu chuẩn quốc tế,

nhất định phải xây dựng trên cơ sở văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Văn hóa thế giới chính là một sân khấu lớn diễn ra sự giao lưu văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác nhau. Tại “sân khấu” này, mọi vấn đề bàn luận có tính quốc tế thường né tránh các vấn đề có tính văn hóa vì bản chất văn hóa là sự khác biệt giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Không có tính dân tộc trong thiết kế thì không có tính quốc tế trong thiết kế. Ngày nay, hoạt động thiết kế trong nhiều quốc gia, khu vực đã bắt đầu thực sự phản ánh vấn đề dân tộc, nhân tính, lịch sử, văn hóa bằng việc khai thác vấn đề thẩm mỹ dân tộc, khai thác “dưỡng chất” từ truyền thống lịch sử, tìm kiếm những giá trị trong mỹ học và nghệ thuật để nhấn mạnh bản sắc dân tộc. Văn hóa truyền thống là nền tảng của thiết kế. Bỏ qua văn hóa, thiết kế hoàn toàn bị “đứt gãy” hoặc may mắn lắm thì cũng là loại thiết kế “què quặt”, như một “bóng ma” bước đi không có máu thịt, không được nhân thế chấp nhận. Thiếu những thiết kế dựa trên nền di sản văn hóa truyền thống, dân tộc càng không thể nói được tính thế giới trong thiết kế có gì. Trong nội bộ một dân tộc mà không có được những thiết kế ý thức về bản sắc dân tộc mình thì còn có thể có những thiết kế tầm thế giới được chăng? Tất nhiên, lưu truyền di sản văn hóa dân tộc truyền thống không phải là hiểu biết hời hợt, cũng không đơn giản là những điều cũ, mới tái gộp hay kết hợp; càng không phải là dùng lại tính dân tộc để thay thế cho tính toàn thế giới. Vấn đề chính là hoạt động thiết kế cần phải hướng vào văn hóa truyền thống, ngôn ngữ thiết kế, những nét tinh túy trong đặc trưng thẩm mỹ đến những quan niệm thiết kế hiện đại, có ý thức khai thác những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc. Thực tế, thiết kế trong suốt thế kỷ XX đều thấm đẫm những giá trị truyền thống.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)