Tại Paris, một trong những nơi có nhiều triển lãm nghệ thuật nhất trên thế giới, người xem luôn được “no nê” với những gì đã được trình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 26 - 28)

trên thế giới, người xem luôn được “no nê” với những gì đã được trình diễn, thể hiện. Nhìn vào lịch sử khoảng 100 năm qua của Paris, bất luận là

Hội triển lãm công nghiệp và trang trí nghệ thuật Paris trong năm 1925

hay là Hội triển lãm quốc tế kỹ thuật ứng dụng và nghệ thuật hiện đại trong năm 1937, tất cả những sản phẩm được thiết kế và trưng bày đều mang đặc tính địa phương và dân tộc. Tất cả các nước tham gia triển lãm đều cố gắng làm nổi bật và nhấn mạnh từ vựng thẩm mỹ và phong cách đặc thù bản địa, đều cố gắng tái hiện truyền thống văn hóa dân tộc trong ngữ cảnh đa chiều về văn hóa. Ví dụ, tại Hội chợ triển lãm Shanghai Expo 2010, hội

quán của Ba Lan được thiết kế kết hợp giữa nét nghệ thuật dân gian truyền thống và phong cách hiện đại để giới thiệu những đặc trưng văn hóa dân tộc của Ba Lan.

Phong cách Bauhaus được sinh ra từ con đường công nghiệp hóa của nước Đức, dần dần, các nhà thiết kế đã mở rộng hệ thống chủ nghĩa quốc tế duy lý hiện đại này. Phong cách thiết kế quốc tế chủ nghĩa đã thay thế cho công nghệ thủ công lấy tính dân tộc và tính khu vực làm cốt lõi. Tuy nhiên, từ “thiết kế dân tộc hóa” vẫn còn thấy rõ ràng trong thiết kế Đức vì người Đức là dân tộc rất coi trọng lý tính, nhấn mạnh thực tế và tính tư biện.

Thiết kế Nhật Bản mang cả nét thẩm mỹ của phương Đông lẫn phương Tây, đặc biệt qua phim hoạt hình Naruto, có thể thấy Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề “hút dưỡng chất” văn hóa truyền thống dân tộc cho hoạt động sáng tạo của mình. Người Nhật nghiên cứu, hấp thụ văn hóa phương Tây nhưng hoàn toàn không từ bỏ văn hóa truyền thống dân tộc với những đặc trưng: tôn nghiêm, xa xưa, thanh nhã, mềm mại và ưu tú. Tất cả đều đã được dung nạp để làm giàu cho những thiết kế của người Nhật. Sự kết hợp đó làm cho thiết kế của Nhật Bản đạt được những thành công toàn diện. Thành công lớn là thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế kiến trúc; thành công nhỏ là thiết kế gốm sứ, văn phòng phẩm, đồ dùng sinh hoạt; tất cả biểu hiện đặc điểm Nhật Bản rất rõ nét.

Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa truyền thống rộng lớn, sâu sắc, có bề dày trầm tích và có nét quyến rũ độc đáo riêng. Qua quá trình khai thác nền văn hóa truyền thống hàng ngàn năm biến đổi và sáng tạo, người Trung Quốc đã sàng lọc và ứng dụng đưa vào thiết kế sản phẩm của mình. “Thiên địa hợp nhất” (天人合一), “Vật dĩ tải đạo” (物以载道), “Thiện mỹ tương lạc” (美善相乐)… là những quan niệm sáng tạo truyền thống của Trung Quốc đã giúp cho hệ thống thiết kế đương đại Trung Quốc giữ được những đặc điểm có tính chất bề dày trong văn hóa dân tộc của họ. Nghệ thuật thiết kế vườn, thiết kế kiến trúc kỳ vĩ, chế tác đồ gia dụng, sản phẩm dệt may, gốm sứ… tất cả những tinh hoa được lưu truyền ấy đều chứa đựng tinh thần nghệ thuật đặc hữu của dân tộc Hoa Hạ. Trong thời đại thiết kế công nghệ số, rất nhiều yếu tố truyền thống được người Trung Quốc sử dụng như biểu tượng may mắn, thư pháp, thủy mặc…

Niềm đam mê văn hóa truyền thống dân tộc thuần chất và mộc mạc có tính đặc hữu của một nền văn hóa đã làm xuất hiện hiện tượng “hoài cổ” toàn cầu, cụ thể là xu thế thiết kế hồi quy. Quay về, nhớ về với những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống là dạng thiết kế hoài cổ chứ không phải là thiết kế phục cổ, càng không phải là sự lặp lại giản đơn về văn hóa dân tộc truyền thống. Thiết kế hồi quy là dựa trên cơ sở giá trị, ý nghĩa lịch sử và những ký ức được trao truyền có tính sinh mệnh trong ngôn ngữ thiết kế truyền thống mà bảo vệ, kế tục và phát triển. Ví dụ, nhà thiết kế người Đan Mạch, Hans J. Wegner (1914 – 2007), tốt nghiệp School of Arts and Crafts, đã cho ra đời chiếc ghế cổ điển có tên là The Round Chair (1949). Năm 1950, Tạp chí Interiors của Mỹ có bài giới thiệu về chiếc ghế này và sau đó, những người Mỹ say mê chiếc ghế đã gọi The Round Chair của Hans J. Wegner là “chiếc ghế đẹp nhất thế giới”. Người Trung Quốc nói rằng: chính nhà thiết kế Hans J. Wegner, tác giả của The Round Chair đã lấy mẫu ghế vòng kiểu Minh của Trung Quốc để thiết kế tạo hình cho sản phẩm của ông; cụ thể là Hans J. Wegner đã kế thừa nguyên tắc “trời tròn đất vuông” và tích hợp với yếu tố truyền thống của Đan Mạch. Hans J. Wegner không chỉ là nhà thiết kế sản phẩm nội thất mang nét đặc sắc truyền thống của Đan Mạch mà ông còn là người cố gắng khai thác những giá trị tư tưởng văn hóa truyền thống, lịch sử để hình thành phong cách thiết kế hồi quy.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)