III. Xây dựng hệ thống nhận dạng Thương hiệu và các điểm tiếp xúc Thương hiệu AgriBank
2. Hệ thống nhận diện Thương hiệu và các thành tố Thương hiệu.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện Thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
“Một Thương hiệu mạnh phải có một HTND Thương hiệu mạnh” . Một thương hiệu mạnh rất có giá trị - vì nó giúp chúng ta có được khách hàng trung thành. Thương hiệu là tài sản, nó bảm đảo lợi nhuận tiềm năng cho doanh nghiệp.
Các thành tố Thương hiệu bao gồm: * Logo và Slogan của AgriBank:
Thương hiệu Logo hình vuông vê bốn góc có 4 mầu trong đó mầu xanh lá cây tượng trưng cho cây và biển trời, mầu nâu đất tượng trưng cho phù sa, mầu trắng tượng trưng cho nước, mầu bông lúa vàng chín hạt tượng trưng cho sự phồn thịnh và phát triển của đất nước, của khách hàng và ngân hàng.
Hình vuông mô phỏng chiếc bánh chưng trong truyền thuyết “Sự tích bánh chưng bánh dày” thời Vua Hùng dựng nước và hình chữ S là hình đất nước Việt Nam ngày nay.
Chữ tên đầy đủ tiếng Việt viền ngoài và chữ tên viết tắt tiếng Anh bên trong xác định Thương hiệu lô gô riêng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được đăng ký và bảo hộ trong nước và quốc tế.
Ngày 31/01/2005, Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 60123, kèm theo Quyết định số A899/QĐ - ĐK công nhận Thương hiệu lô gô (Nhãn hiệu hàng hóa) của Agribank được bảo hộ tổng thể bao gồm: Quyền sở hữu trí tuệ; Quyền sử dụng; Quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng; Quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người vi phạm; Quyền sử dụng liên tục trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn (21/10/2003) và quyền gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Như vậy, từ Quyết định số 45/NH-QĐ, ngày 8/1/1991 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam công nhận mẫu biểu trưng chính thức đến Văn bản số 35/HĐQT, ngày 7/03/2003 của Chủ tịch HĐQT Thông báo Nghị quyết kỳ họp lần thứ 24 công bố lựa chọn Thương hiệu lô gô hiện đang sử dụng là biểu trưng chính thức và đến ngày 31/01/2005, sau 15 năm sử dụng, Thương hiệu lô gô của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hiện là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã được Nhà nước chính thức công nhận và bảo hộ trong nước và quốc tế.
Slogan của AgriBank là: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, đây là thông điệp mà AgriBank muốn gửi tới khách hàng về khát vọng phục vụ tốt nhất những nhu cầu mong muốn của khách hàng. Người ta ai cũng mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và ổn định, AgriBank với mong muốn “mang phồn thịnh đến với khách hàng” sẽ đáp ứng được mong mỏi đó của mọi người với chất lượng phục vụ vượt trội, các sản phẩm giá trị gia tăng…
Tất cả các yếu tố trên đã tạo ra cho AgriBank một tính cách rất riêng, rất phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân, khác với nhiều ngân hàng thương mại khác trên thị trường mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Thì với AgriBank đó là tính cách chịu thương chịu khó, đi cùng với nhân dân, lam lũ như người nông dân và nhận được sự tin yêu, tin tưởng của nhân dân.
*Xây dựng Văn hóa AgriBank
AgriBank chủ trương xây dựng Văn hóa Agribank trên cơ sở về hệ thống các điểm giao dịch, trang phục nhân viên, phong cách phục vụ, các dịch vụ…
Về hệ thống các điểm giao dịch, trụ sở của AgriBank:
AgriBank thường có các trụ sở giao dịch khá khang trang, bề thế, khẳng định giá trị của Thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đồng thời cũng giúp cho người dân dễ nhận ra được và có đủ sự tin tưởng khi tìm đến giao dịch.
Những đầu tư hết sức chính đáng của AgriBank nhằm tạo ra sự cảm nhận an toàn, tin cậy của người dân nhận được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình của nhân dân và khách hàng. Đó là một thành công.
Về đội ngũ nhân viên và phong cách làm việc:
Xác định đây là vấn đề hết sức quan trọng nên AgriBank đã chú trọng đầu tư. Không chỉ là lựa chọn những cử nhân xuất sắc của các trường Đại học mà còn liên tục đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức trong làm việc. Và thống nhất đồng phục của các nữ nhân viên là áo dài đỏ - màu đỏ, màu của sự may mắn và niềm vui. Tạo nên không khí làm việc tươi vui và đầm ấm.
Không chỉ dừng ở đó, xác định khách hàng mục tiêu của mình là nông dân nên AgriBank luôn có thái độ phục vụ tận tình chu đáo, hướng dẫn người dân tại các điểm giao dịch hết sức nhiệt tình. Vì có một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam trình độ nhận thức còn hạn chế, khi đến các cơ quan của Nhà nước làm việc họ thường nghĩ rằng “đến cửa quan” là một nỗi sợ, sợ vì không biết thủ tục, lo người ta trịch thượng chê mình “dân quê”…Với mọi khách hàng khi đến với AgriBank đều cảm nhận được sự phục vụ tận tình chu đáo và tận tâm, ở đây người nông dân được trở thành khách hàng, được hướng dẫn chỉ bảo những thủ bước của thủ tục giao dịch. Nhờ vậy mà AgriBank được nhân dân tin tưởng coi là “ngân hàng của dân”, điển hình ta thấy đó là việc người dân khi đến với Ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn, sự vui
mừng khi dễ dàng nhận được các khoản vay để phát triển kinh tế thật sự xúc động. Có bà con dân tộc thiểu số lần đầu tiên cầm được số tiền lớn đã bật khóc. Họ cảm thấy tương lai của mình đang được quan tâm và đảm bảo hơn bao giờ hết. Điều này đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ XHCN ở Việt Nam.
Việc xây dựng Văn hóa AgriBank
Thực hiện Văn hóa Doanh nghiệp AGRIBANK với nội dung mà Ban lãnh đạo AGRIBANK tổng kết trong 10 chữ “ Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
1.1: Trung thực: Được hiểu “Đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xẩy ra hoặc Ngay thẳng, thật thà (một con người trung thực, tính tình trung thực).
1.2: Kỷ cương: Được hiểu “Những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình…để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức; Thời buổi nào, kỷ cương ấy hoặc phép tắc, lệ tục tạo nên trật tự xã hội: giữ vững kỷ cương phép nước “
1.3: Sáng tạo: Được hiểu “ Làm ra cái chưa bao giờ có hoặc Tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó: có đầu óc sáng tạo.”
Về mặt lý luận “ Sáng tạo mới “ được hiểu là một nhân tố bên trong, phát triển kinh tế cũng là loại biến động về hoạt động kinh tế từ sáng tạo bên trong…
1.4: Chất lượng: Được hiểu: Giá trị về mặt lợi ích (đối với số lượng). - Về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế): Những thuộc tính của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn
nhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng; Bản thân nó phản ảnh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế ).
Nghĩa hẹp của chất lượng là chất lượng sản phẩm, nghĩa rộng còn bao gồm cả chất lượng công việc. Chất lượng sản phẩm chỉ công dụng của sản phẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thoả mãn đặc tính chất lượng mà nhu cầu xã hội cần có…và độ bền theo thời gian của các đặc tính đó.
- Chất lượng công tác là trình độ đảm bảo của các mặt công tác sản xuất, kỹ thuật và tổ chức, tạo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn bao gồm chất lượng công tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiện trường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác. Chất lượng sản phẩm do chất lượng công tác quyết định, chất lượng công tác là sự đảm bảo của chất lượng sản phẩm. Hai vấn đề vừa có chỗ khác nhau lại vừa có quan hệ mật thiết với nhau.
1.5: Hiệu quả được hiểu: “Cái đạt được ở một việc, một hoạt động”. - Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở lĩnh vực khác nhau (Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả kinh tế xã hội; Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả và tỷ suất hiệu quả …) : Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất; Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi xuất, lợi nhuận; Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian.