Trình độ công nghệ sản xuất của lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2016 (Trang 26 - 28)

III. Trình độ công nghệ sản xuất của các lĩnh vực chủ lực

3.6.Trình độ công nghệ sản xuất của lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ

27

Đồ thị 10. Chỉ số Công nghệ τ, T, H, I, O lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ

- Lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ là lĩnh vực có tổng số điểm thành phần công nghệ đứng thứ 6 trong 8 lĩnh vực được khảo sát (τ = 66.2), hệ số đóng góp công nghệ của ngành Tcc = 0.64, đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến. Trong số 130 doanh nghiệp được khảo sát thì có 40 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ trung bình, chiếm tỷ lệ 32%; 84 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến, chiếm 64%; 6 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến, chiếm 4%.

- Xét riêng các yếu tố thành phần trong lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ, thành phần kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến nhưng tiệm cận mức trung bình tiên tiến; thành phần con người đạt trình độ trung bình tiên tiến nhưng tiệm cận mức trung bình; thành phần thông tin đạt trình độ tiên tiến; thành phần tổ chức đạt trình độ trung bình tiên tiến, trong đó:

+ TBCN trong lĩnh vực này chủ yếu sản xuất từ các nước phát triển (63%), hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng khá cao; qua khảo sát thực tế, TBCN được đang được đầu tư đổi mới nên có mức độ tự động hoá cao (Ktđh

≥ 90%). Tuy nhiên, mức đồng bộ của TBCN được đầu tư đổi mới chỉ đạt mức trung bình thấp (45% ≤ Kđb < 60%), đa số tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.

28

+ Trong thành phần con người, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên đạt mức trung bình tiên tiến; tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học đạt mức trung bình; tỷ lệ lao động thợ bậc cao và tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo đạt mức trung bình thấp; chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển thấp. Qua khảo sát thực tế, hơn 50% số doanh nghiệp trong lĩnh vực này thuộc loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, bao gồm doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Tuy các doanh nghiệp này có sự cải thiện về tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, nhưng mức đầu tư đào tạo nâng cao trình độ nhân lực và nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của những doanh nghiệp này còn rất thấp, nên thành phần con người theo cơ cấu lĩnh vực vẫn tiệm cận mức trung bình;

+ Trong thành phần tổ chức, các chỉ tiêu nhìn chung đạt mức trung bình tiên tiến. Tuy nhiên chỉ tiêu đổi mới sản phẩm (Ksp < 1%) và hệ thống quản lý sản xuất khá thấp, cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chưa có sự hoàn thiện trong tổ chức – quản lý sản xuất và chưa năng động đổi mới sản phẩm (mẫu mã, tính năng) hàng năm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2016 (Trang 26 - 28)