Trình độ công nghệ sản xuất của lĩnh vực dệt may, giày da

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2016 (Trang 29 - 38)

III. Trình độ công nghệ sản xuất của các lĩnh vực chủ lực

3.8. Trình độ công nghệ sản xuất của lĩnh vực dệt may, giày da

30

Đồ thị 12. Chỉ số Công nghệ τ, T, H, I, O lĩnh vực dệt may, giày da

- Lĩnh vực dệt may, giày da là lĩnh vực có tổng số điểm thành phần công nghệ đứng thứ 7 trong 8 lĩnh vực được khảo sát (τ = 64.77), hệ số đóng góp công nghệ của ngành Tcc = 0.637, đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến. Trong số 168 doanh nghiệp được khảo sát thì có 39 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ trung bình, chiếm tỷ lệ 23.2%; 123 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến, chiếm 73.2%; 6 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến, chiếm 3.6%.

- Xét riêng các yếu tố thành phần trong lĩnh vực dệt may, giày da, thành phần kỹ thuật đạt trình độ trung bình tiên tiến; thành phần con người đạt trình độ trung bình tiên tiến, tiệm cận mức trung bình; thành phần thông tin đạt trình độ tiên tiến; thành phần tổ chức đạt trình độ tiên tiến, tiệm cận mức trung bình tiên tiến trong đó:

+ TBCN chủ yếu được sản xuất từ các nước phát triển (66%) và các nước G7 (34%); chỉ tiêu mức độ tự động hoá của TBCN, chất lượng sản phẩm và tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất, đạt trình độ tiên tiến. Tuy nhiên trong khảo sát thực tế, mức độ hao mòn thiết bị trong lĩnh vực này khá cao (45% ≤ Kh < 60%), nhưng số lượng các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ chỉ thấp (Kđm < 10%). Bên cạnh đó các TBCN được đầu tư trong quá trình sản xuất có mức độ đồng bộ thấp (Kđb < 45%); các hoạt động chuyển giao công nghệ không kèm trang thiết bị, ứng dụng đổi mới công nghệ và sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp hầu như không có. Điều này thể hiện các doanh

31

nghiệp trong lĩnh vực này chưa quan tâm đầu tư hàm lượng chất xám vào sản phẩm nên các TBCN được đầu tư có hệ số đóng góp công nghệ thấp hơn các lĩnh vực khác;

+ Trong thành phần con người, tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ phù hợp (25% ≤ H3 < 50%), tỷ lệ lao động thợ bậc cao (H2 < 5%) và chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển (Kđt < 0,1%) đạt trình độ thấp. Qua khảo sát thực tế, nguồn lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông và sơ cấp, được doanh nghiệp tự đào tạo nên khả năng tiếp thu, cải tiến công nghệ và giải quyết sự cố còn rất hạn chế;

+ Trong thành phần tổ chức, các chỉ tiêu nhìn chung đạt mức tiên tiến, tiệm cận mức trung bình tiên tiến. Tuy nhiên khi xem xét sự liên hệ giữa tỷ lệ thợ bậc cao (H2 < 5%) và chỉ tiêu đổi mới sản phẩm (Ksp < 1%: đạt mức thấp) cho thấy kỹ năng tay nghề của công nhân trong doanh nghiệp chưa cao, công nhân được đào tạo theo kinh nghiệm và chủ yếu là may gia công theo mẫu đặt hàng từ các doanh nghiệp khác.

IV. Nhận xét và đánh giá chung trình độ công nghệ sản xuất các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016

- Thành phần kỹ thuật (T) có hệ số năng lực T = 28.84, đạt trình độ trung bình tiên tiến do có sự đầu tư về kỹ thuật, đặc biệt có sự đầu tư về máy móc và dây chuyền thiết bị từ các nước có trình độ công nghệ cao như: Châu Âu ( Pháp, Mỹ, Đức, Italy…), Châu Á (Nhật bản,Hàn quốc, Singapore…) nên sự mức độ tự động hoá và hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng khá cao. Tuy nhiên, trong thực tế khảo sát các TBCN đang có sự lão hoá (45% ≤ Kh < 60%) nhưng mức độ đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ (10% ≤ Kđm < 15%) chỉ đạt mức trung bình thấp; TBCN các doanh nghiệp đầu tư có sự đồng bộ thiết bị (45% ≤ Kđb < 60%) chỉ đạt mức trung bình. Qua phân tích so sánh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có độ hao mòn TBCN khá cao (60% ≤ Kh < 75%); mức độ đồng bộ TBCN của các doanh nghiệp trong nước tương đối thấp (Kđb≤ 45%), hệ số thể hiện công suất hoạt động thiết bị không đảm bảo, làm tăng định mức nhiên liệu cho thiết bị. Trong những năm tiếp theo các doanh nghiệp này cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và có sự đồng bộ về TBCN mới có thể hạn chế sự suy giảm thành phần T.

32

- Thành phần con người (H) có hệ số năng lực H = 12.88, đạt trình độ trung bình, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên ngày càng cao (H1 ≥ 20%); tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo đạt trình độ trung bình tiên tiến; tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên đạt mức trung bình nên năng suất lao động trong toàn tỉnh đạt (Kns = 97%). Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm tri thức trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực (Lĩnh vực dệt may, giày da; lĩnh vực vật liệu xây dựng; lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ) còn có tỷ lệ quản lý đạt trình độ đại học trở lên và tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện thấp nên khả năng tiếp thu, cải tiến công nghệ và giải quyết sự cố còn rất hạn chế.

- Thành phần thông tin (I) có hệ số năng lực I = 13.05, đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Trong thực tế khảo sát các thành phần chỉ tiêu về thông tin đạt số điểm rất cao, điều này cho thấy các doanh nghiệp đã có sự quan tâm đến việc đánh giá tầm quan trọng về mức độ sử dụng thông tin, các mức độ quan trọng của thông tin từ các nhà cung cấp thiết bị, thông tin về thị trường và khách hàng…. trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Thành phần tổ chức, quản lý (O) có hệ số năng lực O = 12.53, đạt trình độ trung bình tiên tiến; qua khảo sát, các doanh nghiệp thực hiện quản lý rất tốt về thiết bị, chiến lược phát triển, hệ thống quản lý sản xuất. Đặc biệt là chỉ tiêu bảo vệ môi trường được các doanh nghiệp quan tâm và tuân thủ thực hiện đúng quy định pháp luật, điều này chứng minh rằng công tác tuyên truyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường được thực hiện tốt. Tuy nhiên, công tác phát triển đổi mới sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức để kích cầu thị trường. Khi xem xét đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì thành phần quản lý về chiến lược phát triển chưa đầy đủ, hiệu suất thiết bị dưới trung bình (45% > Ktbtt ≥ 30%), điều này làm cho TBCN không đạt được công suất thiết kế cũng như giá trị mong muốn của sản phẩm sản xuất.

V. Kiến nghị

Từ kết quả khảo sát đánh giá trình độ công nghệ sản xuất các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cho thấy hiện trạng công nghệ còn có nhiều vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm và có quyết sách phù hợp:

33

- Đối với thành phần kỹ thuật, cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước trong việc đầu tư đồng bộ TBCN và quản lý hiệu suất thiết bị;

- Đối với thành phần con người, cần có những chính sách hỗ trợ, tuyên truyền để kích thích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu phát triển;

- Đối với thành phần quản lý, cần tiếp tục tuyên truyển phổ biến và quản lý chặt công tác quản lý về môi trường. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trong công tác phát triển đổi mới sản phẩm để kích cầu thị trường, cũng như công tác quản lý hiệu suất thiết bị để TBCN đạt công suất tốt nhất.

34

PHỤ LỤC 1: ĐIỂM KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA TỈNH ĐỒNG NAI Nhóm ngành T H I O τ Tcc Ngành chế biến nông sản, thực phẩm 29.492 14.243 13.73 13.710 71.180 0.697 Ngành dệt may, giày da 27.807 12.039 13.089 11.836 64.772 0.636 Sản phẩm chế biến gỗ 30.732 12.014 12.067 11.392 66.206 0.646 Sản xuất hoá chất 30.481 14.791 13.022 12.860 71.155 0.705 Sản xuất vật liệu xây

dựng 25.997 12.335 12.890 12.948 64.172 0.627

Sản xuất nhựa và các sản

phẩm từ nhựa 29.030 12.124 13.053 12.581 66.790 0.656 Sản xuất điện, điện tử 29.653 12.487 12.919 13.514 68.574 0.673 Sản xuất các sản phẩm

cơ khí 28.955 13.528 12.748 12.814 68.046 0.671

35

PHỤ LỤC 2: ĐIỂM KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

Bảng 2.1: Điểm khảo sát trình độ công nghệ sản xuất của loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp T H I O τ Tcc

Doanh nghiệp nhà nước 30.069 15.643 14.000 11.643 71.356 0.707 Doanh nghiệp tư nhân 28.090 11.854 10.660 10.706 61.312 0.602 Công ty TNHH 30.020 12.921 12.330 13.206 68.478 0.675 Doanh nghiệp liên doanh 24.554 15.887 13.004 11.667 65.114 0.640 Công ty Cổ phần 29.536 13.779 13.107 12.302 68.726 0.677 Doanh nghiệp 100% vốn

đầu tư nước ngoài 28.8184 12.7118 13.125 12.5315 67.1867 0.66

Bảng 2.2: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

Trình độ công nghệ của các DN Tiên tiến Trung bình

tiên tiến Trung bình

Số lượng DN có vốn đầu tư trong nước 12 (1.5%)

155 (19.8%)

84 (10.7%) Số lượng DN có vốn đầu tư nước ngoài 41

(5.2%)

403 (51.6%)

86 (11.2%)

36

PHỤ LỤC 3: ĐIỂM KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THEO KHU CÔNG NGHIỆP VÀ HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Bảng 3.1: Điểm khảo sát trình độ công nghệ sản xuất của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

STT Tên khu công

nghiệp T H I O τ Tcc

1 Không thuộc khu

công nghiệp 28.2446 12.9652 12.8671 12.1695 66.2464 0.6509 2 KCN AMATA 30.9272 13.5788 13.0844 12.8559 70.4463 0.6916 3 Biên Hòa I 28.6078 13.3164 13.6014 14.4214 69.947 0.6838 4 Gò Dầu 28.2758 13.6676 12.694 12.9269 67.5643 0.6668 5 LOTECO 27.0921 12.7845 13.0217 11.671 64.5693 0.6338 6 Biên Hòa II 29.7664 13.9175 13.5833 13.173 70.4402 0.6943 7 Nhơn Trạch I 29.9441 13.217 12.7024 13.7853 69.6488 0.6879 8 Nhơn Trạch II 29.1482 12.6184 13.0533 12.6547 67.4746 0.6611 9 Nhơn Trạch III 29.6179 11.6495 12.8275 13.0921 67.187 0.6576 10 Sông Mây 29.2774 11.4851 12.7505 12.2862 65.7992 0.6469 11 Hố Nai 27.8478 12.4808 13.2176 12.2852 65.8314 0.6473 12 Nhơn Trạch V 25.6337 12.7539 13.5012 9.9368 61.8256 0.6062 13 Dệt May 29.3695 14.8998 11.1413 11.2693 66.6799 0.6615 14 Tam Phước 30.234 11.3104 11.3053 11.8228 64.6725 0.6325

37 15 Long Thành 28.856 13.0203 12.7237 12.0229 66.6229 0.6559 16 Định Quán 34 15 13 13 75 0.7479 17 Xuân Lộc 28 11 12 10 61 0.6033 18 Thạnh Phú 27.8829 11.4735 14.5649 13.5974 67.5187 0.6584 19 Bàu Xéo 29.1398 14.5295 13.2281 11.7052 68.6026 0.6772 20 Nhơn Trạch II- Nhơn Phú 27 14 12 10 63 0.6259 21 AGTEX Long Bình 27.7313 9.701 10.0042 12.5645 60.001 0.5884 22 Long Đức 30 11 14 9 64 0.625 23 Ông Kèo 24 14 14 14 66 0.6454 24 Long Khánh 28.9319 11.7486 12.1205 11.0375 63.8385 0.6305 25 Giang Điền 31.5673 11.5673 13.3782 11.8109 68.3237 0.6738 26 Suối tre 28.1376 11.1376 13 11.9312 64.2064 0.6333

Bảng 3.2: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp theo địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

STT Tên huyện/thị xã/thành phố T H I O τ Tcc 1 Cẩm Mỹ 28.933 7.067 11.866 10.5335 58.3995 0.5571 2 Định Quán 28.7687 13.114 13.9683 12.3713 68.2223 0.6731 3 Long Thành 28.3935 12.943 12.9371 12.8113 67.0849 0.6602 4 Nhơn Trạch 28.1121 12.7543 13.0752 12.0581 65.9997 0.6486 5 Thị xã Long Khánh 28.5965 11.4917 12.215 11.0217 63.3249 0.6244

38 6 Thống Nhất 24.3797 11.7421 13.7628 13.431 63.3156 0.6131 7 TP.Biên Hòa 29.3778 13.2623 13.0283 12.9053 68.5737 0.674 8 Trảng Bom 28.8077 12.4401 12.9647 11.9417 66.1542 0.6504 9 Vĩnh Cửu 27.9732 11.6278 14.4212 13.5499 67.5721 0.6596 10 Xuân Lộc 28.3151 11.0016 12.0439 10.0633 61.4239 0.607

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2016 (Trang 29 - 38)