Bảo dưỡng các bộ phận của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha (Nghề Điện dân dụng) (Trang 26 - 29)

2.1. Vệ sinh các bầu lọc

Lọc gió là bộ phận khá quan trọng đối với máy phát điện chất lượng, phụ tùng này với chức năng lọc các loại bụi bẩn và hơi nước trong không khí trước khi được đưa vào động cơ. Giúp động cơ hoạt động bển và ổn định hơn cũng như giúp động cơ chạy đạt công suất tối đa và tiết kiệm nhiên liệu.

27

Khi sử dụng máy phát điện mini hay bất kì dòng máy phát nào, bạn cần phải đảm bảo giữ lõi lọc gió sạch sẽ, nếu lõi lọc gió bẩn sẽ làm giảm công suất làm việc của động cơ.

Một lưu ý nữa dành cho bạn chính là không vận hành máy nếu như thiếu lọc gió. Vì khi để máy phát điện hoạt động trong môi trường nhiều bụi thì bạn phải thường xuyên phải vệ sinh máy hơn.

2.2. Thay vòng bi

Hiện nay thông thường khi lắp các vòng bi khác nhau, người thợ kỹ thuật thường hay sử dụng các dụng cụ hỗ trợ riêng biệt cho từng loại vòng bi, cần chuẩn bị một số công cụ sau:

- Chuẩn bị công cụ:

+ Bộ chìa vặn đai ốc măng xông côn: loại này thích hợp cho vòng bi cầu hai dãy tư lựa trong gối đỡ, với thiết kế ghi rõ vạch chia trên chìa vặn, bạn có thể giảm bớt rủi ro do vít quá chặt.

+ Chìa móc điều chỉnh vặn đai ốc: có thể sử dụng cho nhiều cỡ đai ốc, cụ thể chỉ với 4 chìa vặn có thể sử dụng cho 24 cỡ đai ốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.

+ Cảo vấu tiêu chuẩn: với thiết kế gồm năm cỡ cảo khác nhau, độ mở thích hợp từ 65-300mm, giúp bạn có thể thao tác trên nhiều loại vòng bi, ổ trục khác nhau.

- Cách thực hiện:

+ Việc lắp đặt vòng bi ảnh hưởng đến độ chính xác, tuổi thọ và sự hoạt động về sau. Vì vậy bạn cần tiến hành lắp vòng bi theo các bước tiêu chuẩn sau đây:

+ Vệ sinh vòng bi và các bộ phận xung quanh, không để dính bẩn, bụi cát bám vào.

+ Kiểm tra kích thước và tình trạng các bộ phận liên quan.

+ Kiểm tra lần cuối xem vòng bi đã được lắp hợp lý chưa, có khớp với các bộ phận khác hay chưa bằng cách vận hành thử xe, xem có nghe tiếng động lạ nào từ vòng bi gây ra hay không.

+ Kiểm tra vòng bi lần cuối trước khi ráp

+ Tiến hành bôi trơn bằng mỡ công nghiệp trong vòng bi và xung quanh trục chứa.

28

Hầu hết các vòng bi quay cùng trục, nên phương pháp lắp thường là lắp chặt trục với vòng trong của bi và có khe hở giữa vòng ngoài vòng bi với lỗ thân gối đỡ.Sau khi lắp đăt xong vòng bi, công việc quan trọng là chạy thử operating test.

2.3. Vệ sinh công nghiệp

- Làm sạch rotor và stator, cổ góp, giá chổi than, nắp trước, nắp sau và thân.

- Yêu cầu làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo khô ráo, sạch sẽ các chi tiết.

Chú ý : Cẩn thận không làm xước cổ góp, gãy chổi than.

- Dùng gió nén thổi sạch mụi than và dầu ở các lỗ bulông. 2.4. Kiểm tra độ cách điện.

- Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào cổ góp điện và một que đo vào vấu cực (mát) và quan sát : Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ,với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ.

- Kiểm tra sự cách điện của các cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào đầu dây bất kỳ của Stato và một que đo vào thân Stato (mát) và quan sát : Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ, với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ. Quan sát các bối dây phải nằm chặt trong các rãnh của Stato, không bị cháy.

- Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây với vỏ máy: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào đầu dây bất kỳ của Stato và một que đo vào vỏ máy và quan sát : Điện trở phải ≥ 1 MΩ.

29

BÀI 5: SửA CHữA VÀNH TRƯợT VÀ GIÁ Đỡ CHổI THAN CủA MÁY PHÁT ĐIệN XOAY CHIềU ĐồNG Bộ 1 PHA

Mã bài: 24- 05 Giới thiệu:

Chổi than là phần linh kiện tiếp xúc dòng điện giữa Stator và Rotor của máy phát điện, đây là loại linh kiện sẽ tiêu hao trong quá trình sử dụng, tuỳ thuộc vào tình trạng bề mặt của cổ góp hay vành trượt tiếp điện mà chổi than mòn nhanh hay chậm, ngoài ra có những trường hợp có sự hao mòn không đều giữa các cực sử dụng chổi than. Vì vậy người sử dụng phải theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời độ mòn và thay thế cho phù hợp.

Mục tiêu:

- Trình bày đúng các hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư

hỏng của vành trượt và chổi than của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha;

- Sửa chữa được các hư hỏng: vành trượt, chổi than của máy phát điện đồng

bộ 1 pha đúng tiêu chuẩn sửa chữa;

- Có tính tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha (Nghề Điện dân dụng) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)