đồng bộ 1 pha
3.1. Kiểm tra, sửa chữa độ tròn đều của vành trượt
- Quan sát nếu vành góp cháy sém nhẹ thì dùng giấy ráp mịn đánh bóng. Nếu cháy rỗ phải đưa lên máy tiện láng lại xong mới dùng giấy ráp đánh bóng.
- Dùng thước cặp kiểm tra kích thước vành góp: Đường kính tiêu chuẩn: 14,2 ÷ 14,4 mm. Đường kính tối thiểu: 12,8 mm.
3.2. Kiểm tra xử lý độ bóng của vành trượt và chổi tan
- Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than: Với máy phát Γ250: kích thước tiêu chuẩn là 16mm, kích thước nhỏ nhất cho phép là 8mm. Với máy phát G5A;
31
G50A (Nhật bản): độ nhô tiêu chuẩn là 10,5 mm, độ nhô nhỏ nhất cho phép là 4,5 mm.
- Chổi than phải di trượt nhẹ nhàng trong giá đỡ của nó. + Chổi than phải tiếp xúc tốt (đạt từ 75% trở lên). Nếu cháy xém nhẹ dùng giấy ráp mịn đặt ngửa lên cổ góp để đánh sạch chổi than.
32
BÀI 6: SửA CHữA MÁY PHÁT ĐIệN XOAY CHIềU ĐồNG Bộ 1 PHA MấT Từ DƯ
Mã bài: 24- 06 Giới thiệu:
Hệ thống kích từ có nhiệm vụ cung cấp dòng một chiều cho các cuộn dây kích thích của máy phát điện. Nó phải có khả năng điều chỉnh bằng tay hoặc tự đồng điều chỉnh dòng kích thích để đảm bảo máy phát làm việc ổn định kinh tế, với chất lượng điện năng cao trong mọi tình huống.
Trong chế độ làm việc bình thường, điều chỉnh dòng kích từ sẽ điều chỉnh được điện áp ở đầu cực máy phát, thay đổi lượng công suất phản kháng phát vào lưới điện. Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) làm việc nhằm giữa điện áp máy phát không đổi khi phụ tải biến động. Ngoài ra TĐK còn nhằm các mục đích khác như nâng cao giới hạn công suất truyền tải từ máy phát điện vào hệ thống, đặc biệt khi nhà máy nối với hệ thống qua đường dây dài, đảm bảo ổn định tĩnh nâng cao tính ổn định động cho hệ thống điện.
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý làm việc của máy phát điện tự kích từ và
phương pháp khắc phục hiện tượng mất từ dư;
- Phục hồi được từ dư cho máy phát khi bị mất từ dư đạt yêu cầu kỹ thuật,
và đảm bảo an toàn người và thiết bị;
- Có tính tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp.
Nội dung chính: