IV. GIAI ĐOẠN 4: LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP/HỖ TRỢ 4.1 Xác định mục tiêu
5.2. Hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch Hoạt độngNội dung
Cung cấp dịch vụ
Nhân viên xã hội kết nối với một số nguồn lực, dịch vụ như sau: - Dịch vụ chăm sóc y tế : Bệnh viện Thanh Nhàn, Viện lao phổi.
- Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (ngõ 33 phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): có thể thông qua trung tâm này tìm kiếm một công việc phù hợp và gần nhà hơn để bác thuận tiện trong việc đi lại, cũng như giúp bác tìm kiếm một công việc kiếm thêm thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống.
Tham vấn
- Tham vấn giúp bác vượt qua tâm lý hoang mang, lo lắng ban đầu và xuyên suốt quá trình can thiệp.
- Tham vấn cho con trai bác để em hiểu và chia sẻ với thân chủ nhiều hơn.
Ngày 29/01/2016, tôi đến nhà bác để triển khai các bước trong kế hoạch đã đề ra, buổi làm việc diễn ra thuận lợi
Phúc trình:
Tuổi: 54 tuổi
Thời gian: 15h – 16h ngày 29/01/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ
Mục đích: triển khai thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch, giải tỏa tâm lý
Trong buổi làm việc hôm nay, tôi và bác sẽ thực hiện các bước trong kế hoạch đã đề ra.Để kết quả cao, tôi và bác cùng nhau chia sẻ những thuận lợi - khó khăn khi thực hiện kế hoạch. Tôi sử dụng kỹ năng hỏi, tham vấn, khai thác cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, để biết được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Đồng thời tôi đưa ra các hoạt động để hỗ trợ bác khi thực hiện kế hoạch như: sắm vai, sử dụng mệnh đề tôi để bác có thể bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ một cách rõ ràng, cụ thể, cải thiện được tình hình sức khỏe và mối quan hệ với con trai nhằm giải tỏa tâm lý tiêu cực của bác, giúp bác cảm thấy tự tin hơn, không còn suy nghĩ tiêu cực nữa. Tham vấn, tư vấn cho bác về những suy nghĩ, cảm xúc mà bác đang gặp phải, chia sẻ, lắng nghe những câu chuyện của bác, vấn đề bác đang gặp phải để hiểu bác hơn và cũng giúp bác nhận ra được vấn đề của mình để từ đó thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, giúp bác nói ra được những suy nghĩ trong lòng mình NVCTXH: để bác có thể thực hiện hiệu quả các bước trong kế hoạch cháu có hoạt động này không biết bác muốn tham gia không ạ?
Thân chủ: hoạt động gì hả cháu, cháu cứ nói đi
NVCTXH: đó là sử dụng mệnh đề tôi, tức là sẽ nói suy nghĩ của bác trước, sau đó mới nói lên hành vi, hành động của người khác sau.
Ví dụ như: bố cảm thấy buồn khi con thay đổi công việc liên tục thay cho việc chỉ trích hành động của em P
( tôi hướng dẫn bác sử dụng mệnh đề tôi, nói cảm xúc của bản thân lên trước sau đó mới nói lên hành vi của người khác thay vì chỉ trích hành vi của họ để giảm thiểu căng thẳng giũa hai bên và để hai bên hiểu nhau hơn)
NVCTXH: vậy cháu và bác cùng thực hiện hoạt động này trong vòng 5 phút được không ạ.
NVCTXH: để cải thiện mối quan hệ giữa bác và con trai, cháu và bác sẽ cùng nhau sắm vai, cháu sẽ đóng là em P, bác cứ coi cháu là em P, là con trai bác, bác hãy nói những suy nghĩ trong lòng khi bác nói chuyện với em được không ạ?
( tôi sử dụng hoạt động sắm vai để bác có thể thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân khi nói chuyện với con trai bác, để bác hiểu được tính cách, con người, suy nghĩ, cảm xúc của con trai, để từ đó cải thiện mối quan hệ giữa hai bố con)
Thân chủ: được cháu à.
Giải tỏa tâm lý là vô cùng khó, không phải ngày một ngày hai là có thể thực hiện được, có thể giúp thân chủ loại bỏ hoàn toàn mọi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm đối với tôi nó càng khó khăn hơn, nên trong bước này tôi chỉ giúp được thân chủ một phần nào, giúp tinh thần của thân chủ ổn định hơn, cảm thấy thoải mái, hạn chế những suy nghĩ, cảm xúc gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Qua bước này, tôi cần không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cho bản thân để ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngày 24/2/2016, tôi đến nhà bác để triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch
Phúc trình :
Họ và tên : LĐD Tuổi : 54 tuổi
Thời gian : 15h -16h ngày 24/2/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ
Tôi và bác cũng đã đi một chặng đường khá dài trong tiến trình gúp đỡ bác. Tôi nhận thấy sự lo lắng của bác đã giảm đi phần nào trên khuôn mặt thay vào đó là nụ cười, sự tin tưởng vào bản thân và đối với tôi, trong bác đang có sự thay đổi tích cực. Theo như buổi hôm trước và theo kế hoạch đề ra, hôm nay tôi và bác sẽ chia sẻ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện sức khỏe của bác, giúp bệnh tình của bác đỡ đi phần nào. Tôi cung cấp một số kiến thức mà tôi tìm kiếm được thông qua internet, bác sĩ, … để giúp bác có kiến thức đầy đủ nhất, đồng thời tôi và bác thực hành một số bài tập có tác động tích cực đến thể chất của bác. Để giúp bác có các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tôi đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, phản hồi, khai thác thông tin,… và các kỹ thuật giúp bác vận động, thay đổi không khí, tạo hoạt động vui vẻ và trị liệu.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe nói tuy có vẻ là dễ nhưng thật ra cũng không dễ chút nào. Không phải chỉ lên mạng là có thể tìm thấy, là có thể giúp đỡ thân chủ mà người NVCTXH cần linh hoạt đâu là điều mà thân chủ thiếu, thân chủ chưa có hay chưa thực hiện một cách đầy đủ, để từ đó giúp thân chủ một cách toàn diện hơn. Qua đây, tôi nhận ra người NVXH vừa là NVCTXH vừa là một bác sĩ, có thể hiểu được thân chủ đang cần gì, thiếu gì, có các phương pháp gì nhằm thay đổi sức khỏe hiện tại của thân chủ, đâu là biện pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất, đồng thời cũng cần có một mối quan hệ rộng, quen biết nhiều người ở trong các lĩnh vực khác, có kiến thức không chỉ trong lĩnh vực mình làm việc.
Ngày 2/3/2016, NVCTXH đến nhà thân chủ để thực hiện mục tiêu thứ ba như kế hoạch đã đề ra
Phúc trình:
Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi
Thời gian: 15h – 16h ngày 2/3/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ
Mục đích: cải thiện mối quan hệ giữa thân chủ và con trai
hôm nay tôi và bác sẽ cùng nhau chia sẻ thảo luận để mối quan hệ giữa bác và con rai bác tốt hơn, để hai bố con có thể hiểu nhau hơn, mối quan hệ không chỉ dừng lại ở một phía mà là mối quan hệ hai chiều, có sự tương tác qua lại. Tôi sử dụng các kỹ năng như: kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ hành vi, và một số kỹ thuật như: sắm vai, sử dụng mệnh đề tôi, ngôn ngữ viết mà trước đó tôi và bác đã từng làm để có thể giúp bác. Đồng thời tôi cũng hỏi bác, bác đã có những phương pháp hoạt động gì để cải thiện mối quan hệ giữa bác và con trai chưa, để từ đó tôi và bác cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra các hoạt động hiệu quả. Bác chia sẻ với tôi nhiều hơn về bác và con trai, con trai bác như thế nào để tôi hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bác và em P. Do đó mà tôi có những hoạt động, kế hoạch giúp cải thiện giữa em P và bác.
Ngày 2/3/2016, tôi gặp em P để cùng em chia sẻ nói chuyện với nhau, nhằm hiểu em hơn và có hoạt động, kế hoạch phù hợp.
Phúc trình:
Họ và tên: LNP Tuổi: 20 tuổi
Thời gian: 16h10 – 16h30 ngày 2/3/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ
Mục đích: khai thác thông tin, suy nghĩ cảm xúc cảu em P về gia đình.
Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện với bác trai, tôi có cuộc nói chuyện với em P sau đó. Qua buổi nói chuyện, tôi hiểu em phần nào, em rất thương bố mẹ, vì gia đình mà em không thi học đại học mà ở nhà tìm việc giúp đỡ bố mẹ phần nào, để bố mẹ không phải lo cho em. Nhưng công việc của em thường không ổn định, em hay thay đổi công việc và em hay đi làm về muộn nên em không có thời gian nói chuyện với bố mẹ. Điều này khiến
cho mối quan hệ giữa em với bố mẹ ít thân thiết, gần gũi với nhau, ít có thời gian ngồi lại chia sẻ những khó khăn, công việc hằng ngày. P chia sẻ với tôi, em cũng rất mong muốn cải thiện tình hình hiện tại, em và bố mẹ có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn, có thời gian ngồi quay quần bên nhau nhưng mà với em thì nó lại rất khó. Bằng những kiến thức, kỹ năng đã học, giúp tôi khai thác được những suy nghĩ cảm xúc của em về gia đình, điều em mong muốn, để từ đó giúp em cải thiện mối quan hệ với bố mẹ, giúp em gần gũi thân thiết với bố mẹ hơn, em có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sông với gia đình. Để làm được điều này, tôi đã hỏi em về thời gian em rảnh để có thể giúp em nói chuyện với bố mẹ, để gia đình có thời gian không gian nói chuyện với nhau, giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau. Sau khi biết được thời gian trống của em tôi đã hẹn lịch để em và bố có thể nói chuyện với nhau.
Ngày 9/3/2016, tôi đến gia đình nhà bác như đã hẹn với bác và em P, buổi làm việc diễn ra suôn sẻ
Phúc trình:
Họ và tên: LĐD, LNP
Thời gian: 15h10 – 16h15 ngày 9/3/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ
Mục đích: cải thiện mối quan hệ giữa bác và em P
Như buổi hôm trước, trao đổi với em P và bác trai, buổi hôm nay em P và bác sẽ có buổi gặp gỡ nói chuyện với nhau, để mối quan hệ giữa bác và em P trở lên tốt hơn, hiểu nhau hơn. Trong trường hợp này, vai trò của tôi chỉ là người xúc tác, điều phối, hòa giải khi có vấn đề xảy ra, và người NVCTXH phải sử dụng kỹ năng lắng nghe, phản hồi, qua sát, kỹ năng tổ chức buổi họp gia đình. Trước khi bước vào buổi làm việc, NVXH cần đưa ra nguyên tắc buổi làm việc để em P và bác thống nhất với nhau, mọi người đều được nói và nghe ý kiến của thành viên khác, vì thế tuân thủ nguyên tắc “chỉ một người nói” để tránh tình trạng mâu thuẫn, xung đột, đồng thời tạo ra bầu không khí, nêu ra mục đích của
buổi làm việc hôm nay, giúp mỗi thành viên đi đến thống nhất để hiểu nhau hơn, dành thời gian cho nhau.
NVCTXH: cháu chào bác, chị chào P. như buổi hôm trước thì cháu có trao đổi với bác và em về buổi làm việc hôm nay, đó là giúp bác và em P hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau những suy nghĩ cảm xúc trong lòng nhằm cải thiện mối quan hệ hiện tại giữa bác và em. Cháu không biết bác và em có thống nhất với mục đích làm việc ngày hôm nay không ạ? (tôi nhắc lại buổi thảo luận hôm trước và hỏi ý kiến bác và em P có thống nhất với mục đích đó không để thay đổi sao cho phù hợp với mong muốn nhu cầu của bác và em P) Thân chủ: bác đồng ý
Em P: em cũng đồng ý ạ.
NVCTXH: bác và em đều đã đồng ý, thống nhất mục đích buổi làm việc hôm nay. Trước khi diễn ra buổi làm việc thì cháu có một yêu cầu nhỏ là mọi người đều tuân thủ nguyên tắc “chỉ một người nói” tức là bác và em đều được nói lên những suy nghĩ cảu mình và khi bác hoặc em P chia sẻ thì thành viên còn lại lắng nghe ý kiến của người đó, đồng thời để tránh gián đoạn cháu mong bác và em có thể tắt điện thoại không ạ?
Thân chủ: ừ. Em P: vâng chị ạ.
NVCTXH: đồng thời cháu cũng muốn chia sẻ thêm là vai trò của cháu ở đây chỉ là người điều phối, hòa giải cuộc nói chuyện của bác và em P thôi, trừ khi cháu quan sát thấy một người nói quá nhiều, người kia nói quá ít hoặc sắp có mâu thuẫn xung đột xảy ra thì cháu mới tham gia vào cuộc nói chuyện của bác và em P. không biết bác và em đã hiểu chưa ạ?
(tôi nhắc lại nguyên tắc, vai trò của mình trong buổi làm việc này, để bác và em P hiểu rõ hơn từ đó tham gia tích cực, chia sẻ những suy nghĩ của mình để người kia hiểu, giải quyết được vấn đề mà cả hai đang gặp phải)
Trong bước này, để đạt được mục tiêu đề ra đối với tôi là rất khó để cải thiện mối quan hệ giữa bác và em P, vì thời gian thực hành của tôi cũng như của em P là không giống nhau, em P phải đi làm suốt nên việc sắp xếp buổi họp giữa em với gia đình phải cân nhắc rất nhiều, đồng thời với khả năng của tôi, chưa có kinh nghiệm nhiều nên trong quá trình cũng xảy ra một chút sơ sót. Để buổi họp gia đình diễn ra suôn sẻ cần rất nhiều yếu tố nhất là các kỹ năng trong đó có kỹ năng giải tỏa căng thẳng khi hai thành viên bất đồng về quan điểm, suy nghĩ với nhau thì NVXH cần quan sát tinh tế, lắng nghe để giúp các thành viên hiểu và tháo gỡ vấn đề đang gặp phải. Qua buổi nói chuyện ngày hôm nay giữa bác và em tôi cũng nhận ra được nhiều điều, tôi phải cần cố gắng hơn nữa trong quá trình học tập để trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân.