GIAI ĐOẠN 6: LƯỢNG GIÁ/CHUYỂN GIAO 6.1 Lượng giá

Một phần của tài liệu bao cao thuc hanh CTXH ca nhan voi NKT (Trang 42 - 47)

6.1. Lượng giá

- Lượng giá tính hiệu quả của quá trình can thiệp, hỗ trợ

BẢNG LƯỢNG GIÁ HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ THÂN CHỦ

STT Mục tiêu cụ thể

Hoạt động Kết quả mong đợi Kết quả đạt được Mức độ hoàn thành 1 Giải tỏa tâm lý - tham vấn - chia sẻ, nói chuyện với thân chủ

Tâm lý của thân chủ ổn định và tìm ra được hướng giải pháp cho vấn đề và hướng đi cho tương lai Tâm lý cuả bác đã ổn định, tinh thần đã thoải mái hơn k còn lo lắng nữa 80% 2 Cung cấp các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức

- trao đổi, thảo luận - phát sách báo liên quan đến bệnh mà thân Giúp thân chủ, gia đình có kiến thức đầy đủ hơn về sức khỏe của bản thân cũng Bác và gia đình đã có kiến thức và kỹ năng nhất định về chăm sóc sức khỏe, 100%

khỏe chủ đang điều trị - kết nối với các nguồn lực như các kỹ năng chăm sóc cho thân chủ

cải thiện được tình hình sức khỏe 3 Cải thiện mối quan hệ của thân chủ với con trai - chia sẻ - tham vấn Giúp thân chủ và con trai quan tâm, chia se, nói chuyện với nhau nhiều hơn Bác và con trai đã có nhiều thời gian dành cho nhau, đã chia sẻ và nói chuyện với nhau nhiều hơn

40 % 4. Định hướng nghề nghiệp cho thân chủ - Giới thiệu thân chủ đến các trung tâm dạy nghề - kết nối thân chủ với các nguồn lực, các doang nghiệp Giúp thân chủ chọn được nghề phù hợp với bản thân sau khi sức khỏe ổn định, và có thu nhập ổn định.

Bác đã tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân, có thu nhập ổn định

10%

Chú thích: Thang đánh giá kết quả:

10% - 40% : chưa đạt 41% - 50% : trung bình 51 – 80%: khá

81% - 100% : tốt

Qua bảng đánh giá có thể thấy hiệu quả đạt được sau quá trình can thiệp, hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội là ở mức độ khá cao. Tuy nhiên mục tiêu thứ 4 chưa hoàn thành tốt do Nhân viên công tác xã hội đang là sinh viên chưa có đủ kinh nghiệm cũng như kỹ

năng chuyên môn, đồng thời thời gian thực hành ngắn nên sinh viên không thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra

6.2. Kết thúc/đóng hồ sơ.

- Xử lí những cảm xúc của đối tượng khi chia tay:

+ Trong tiến trình hỗ trợ, càng về khi khả năng tự đương đầu với khó khăn của thân chủ được nâng cao thì nhân viên xã hội cũng rút dần mức độ can thiệp của mình để thân chủ tự giải quyết được vấn đề của mình, tách khỏi sự phụ thuộc vào nhân viên xã hội. Khi bác đã gần hoàn thành hết các mục tiêu thì bắt đầu hướng dẫn thân chủ đi qua tiến trình chia tay.

+ Khuyến khích bác chia sẻ những cảm xúc tiêu cực (buồn bã, tiếc nuối, không muốn chia tay) và giải tỏa những căng thẳng đang tồn tại (sợ không có nhân viên xã hội thì sẽ không thể làm tốt các công việc hiện tại).

+ Nói rõ cho thân chủ rằng mặc dù tiến trình can thiệp đã kết thúc nhưng nhân viên xã hội luôn quan tâm hỗ trợ bác khi cần thiết và nằm trong khả năng của mình.

- Khích lệ thân chủ duy trì và phát huy những nỗ lực thay đổi

+ Khen ngợi những thành công của bác đã đạt được như: giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực, mối quan hệ giữa bác và con trai được cải thiện, sức khỏe của bác đã đỡ hơn + Giúp bác làm quen với các tình huống thực tiễn trong môi trường như: công việc khó khăn, kéo dài,... và tiếp tục hoạt động theo dõi, giám sát.

- Hỗ trợ đối tượng lập kế hoạch cho tương lai.

+ Định hướng cho bác về những điều bác cần chuẩn bị để thực hiện được kế hoạch này: chăm chỉ học nghề nâng cao tay nghề hiện tại, tiết kiệm tiền vốn,…

+ Nêu ra nguồn lựcbác có thể sử dụng sau này:hàng xóm, hội Người khuyết tật, Hội Người mù, gia đình, chính quyền địa phương và bản thân nhân viên xã hội.

+ Chỉ rõ những khó khăn có thể xảy ra để bác chuẩn bị tâm lý, tiếp tục cố gắng: việc làm có thể khó học, lương học việc không cao,...

Trong ca này, thân chủ cần thêm dịch vụ khác để giải quyết vấn đề một cách triệt để và lâu dài nên nhân viên xã hội cần chuyển giao ca đến nhân viên xã hội khác có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm trong vấn đề này.

Ngày 16/03/2016, tôi đến gặp thân chủ để lượng giá lại những gì đã làm được và chưa làm được, để có những kế hoạch tiếp theo trong quá trình trợ giúp

Phúc trình:

Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi

Thời gian: 15h – 16h30 ngày 16/03/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ

Mục đích: lượng giá – chuyển giao

Tôi và bác đã đi đến bước cuối cùng trong giai đoạn hỗ trợ, sẽ có nhiều cảm xúc, buồn có, tiếc nuối có nhưng vẫn còn sự quý mến, tin tưởng, sự thân thiện, cởi mở. Tôi và bác kiểm tra lại kết quả đã đạt được trong thời gian qua, lượng giá lại tiến trình hoạt động, những việc mà tôi và bác đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện. Kết quả đạt được là động lực để tôi tiếp tục thực hiện ước mớ, công việc của mình và là kinh nghiệm cho những ca trợ giúp sau này, giúp tôi có những bài học quý giá, những trải nghiệm thực tiễ. Tôi nhắc lại nhiệm vụ của bản thân và nói rõ cho bác biết dù tiến trình kết thúc nhưng tôi luôn quan tâm hỗ trợ bác khi cần thiết trong khả năng của tôi và tôi cũng không dám hứa trước điều gì. Đồng thời tôi khích lệ, khen ngợi bác, những thành công mà bác đạt được, những khó khăn mà bác đã vượt qua. Đồng thời để phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra, tôi và bác đã cùng nhau thảo luận kế hoạch cho tương lai, những công việc, hoạt động sau này, nhưng khó khăn mà bác có thể gặp phải, nêu ra các nguồn lực mà bác có thể tìm đến như họ hàng, mọi người xung quang, Hội Người khuyết tật, Hội Người mù,... giúp bác làm quen với các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống, giúp bác chuẩn bị sữn tinh thần tâm lý trước những khó khăn,... định hướng tương lai. Tôi cũng giải thích cho bác biết vì tôi đang là sinh viên đi thực hành chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng giả quyết vấn đê chỉ trong phạm vi khả năng cho phép và thời gian ngắn nên các bước trong kế hoạch chưa thực sự hiệu quả và đạt được như đã đề ra nên tôi

sẽ chuyển ca của bác tới một nhân viên công tác xã hội có đủ khả năng giải quyết vấn đề của bác, có kinh nghiệm trong vấn đề này cũng như trung tâm có đủ dịch cụ hỗ trợ bác. bác cảm ơn tôi đã giúp bác tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, đã hỗ trợ bác và gia đình bác. Tôi cảm thấy vui vì đã một phần nào giúp đỡ hỗ trợ bác, đã giúp bác giải quyết được vấn đề của mình.

2.3. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, CHIA SẺ KHÓ KHĂN

2.3.1. Đề xuất, khuyến nghị

- đối với nhà trường, khoa Công tác xã hội:

+ mong muốn nhà trường, khoa sắp xếp thời gian thực hành và thời gian học tập phù hợp với sinh viên

+ phân bổ, bố trí các tiết học đan xen giữa lý thuyết và thực hành để sinh viên có nhiều kiến thức kỹ năng hơn, có thể vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.

- đối với kiểm huấn viên:

+ kiểm huấn viên cơ sở cần quan tâm hơn nữa đến sinh viên thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành hiệu quả.

+ kiểm huấn viên cơ sở cũng cần giúp đỡ sinh viên khi sinh viên gặp khó khăn, gải quyết những thắc mắc những vấn đề sinh viên chưa hiểu rõ.

2.3.2. Chia sẻ khó khăn

Do thời gian thực hành và thời gian học tập trên trường cùng một đợt nên em cảm thấy rất vất vả khó khăn trong việc sắp xếp bố trí thời gian phù hợp giữa sinh viên và thân chủ. Đồng thời lịch học trên trường kỳ này khá nặng, bài tập và thực hành nhiều nên đôi khi em không đảm bảo được chất lượng thực hành môn học của mình, nhà thân chủ lại khá xa

nên việc đi lại cũng gặp chút bất cập nhất là khi trời mưa to khiến lịch hẹn gặp thân chủ không được thực hiện như đã hẹn, kế hoạch bị chậm so với tiến độ đã đề ra.

Bên cạnh đó, em thấy kiến thức trên trường khá xa so với thực tiễn nên ban đầu hơi bỡ ngỡ và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng mình đã học, không phải kiến thức, kỹ năng nào cũng được vận dụng một cách hiệu quả, đôi khi sử dụng các kỹ năng chỉ là theo bản năng mà ít mang tính chuyên nghiệp. Đồng thời, do năng lực, khả năng, kinh nghiệm của bản thân chưa có nhiều nên tiến trình giúp đỡ thân chủ còn gặp hạn chế, chưa khai thác được triệt để thông tin của thân chủ, trong tiến trình hỗ trợ còn lơ là, chỉ nghe những thông tin quan trọng mà bỏ qua những thông tin nhỏ, chưa tập trung vào những vấn đề,thông tin mà thân chủ chia sẻ.

Một phần của tài liệu bao cao thuc hanh CTXH ca nhan voi NKT (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w