Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 52 (Trang 82 - 83)

8. Bố cục

3.2. Nội dung thực nghiệm

Trong năm học 2010-2011, nhóm GV chúng tôi công tác tại trường THCS Liêu Tú 1 (Trần Văn Tươi, Trần Thanh Hà) và trường THCS Liêu Tú 2 (Liễu Ngọc Tiền) thuộc huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Trong số đó có thành viên của nhóm (Trần Văn Tươi) được phân công giảng dạy môn Toán lớp 8A1và 8A2, đây là thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với những biện pháp đã nêu ở chương 2. Trước khi thực nghiệm chúng tôi đã khảo sát năng lực chứng minh hình học của HS lớp 8A1 và 8A2 bằng hình thức kiểm tra viết 15 phút (đề và đáp án ghi ở phần phụ lục)để phần nào biết được năng lực chứng minh bài toán hình học của HS ở hai lớp trên.

Sau khi khảo sát chúng tôi tiến hành áp dụng những biện pháp bồi dưỡng năng lực chứng minh hình học đã nêu ở chương 2 vào thực nghiệm ở những tiết dạy trên lớp, tiết dạy tự chọn. Đặc biệt chúng tôi còn lấy ý kiến của đồng nghiệp qua những tiết dự giờ, cho HS làm bài kiểm tra sau tiết dạy, điều tra suy nghĩ của HS đối với môn Hình học.

- Đối với tiết học trên lớp, khi dạy HS giải các bài toán chứng minh chúng tôi yêu cầu HS thực hiện các bước sau:

+ Đọc thật kỹ đề toán, phải hiểu được các khái niệm, định nghĩa,… trong bài toán đưa ra.

+ Vẽ hình và tóm tắt bài toán bằng cách ghi GT, KL. + Phân tích bài toán để tìm hướng giải.

+ Tiến hành giải và trình bày lời giải bài toán một cách chặt chẽ, logic. + Kiểm tra lại lời giải.

+ Tìm cách giải hay, ngắn gọn (nếu có). - Đối với tiết dạy tự chọn, nội dung chủ yếu là: + Củng cố kiến thức của chương 1- Tứ giác.

+ Hướng dẫn HS giải bài toán chứng minh giống như tiết học trên lớp. Tuy nhiên đối với tiết học này GV có thể yêu cầu cao hơn đối với HS như: chứng minh bài toán có mức độ khó cao hơn, đưa ra nhiều cách giải cho một bài toán (nếu có), đề xuất bài toán mới từ bài toán đã cho, …

- Sau tiết dạy tự chọn chúng tôi đưa ra bài kiểm tra nhỏ (đề và đáp án ghi ở phần phụ lục) để khảo sát HS, từ đó thống kê kết quả đạt được và so sánh kết quả ban đầu nhằm biết được tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề ra. Đề kiểm tra chúng tôi đưa ra có nội dung như sau:

- Việc lấy ý kiến đồng nghiệp được chúng tôi thực hiện bằng cách: trao đổi những biện pháp mà chúng tôi đưa ra để được đồng nghiệp đóng góp ý kiến; dạy cho GV dự giờ từ đó rút ra nhận xét đối với tiết dạy.

- Việc điều tra sở thích của HS đối với môn Hình học, chúng tôi cho mỗi HS làm phiếu trắc nghiệm (ghi ở phần phụ lục) để phần nào biết được các em có nắm được các bước tiến hành giải một bài toán hình học hay không.

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 52 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w