Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 52 (Trang 83)

8. Bố cục

3.3. Kết quả thực nghiệm

Qua nội dung thực nghiệm đã nêu trên, chúng tôi thu được kết quả phản hồi sau:

* Phía GV:

GV trường đã nhận xét những biện pháp mà chúng tôi đưa ra như sau: - Ưu điểm:

+ Nhóm chúng tôi đã có cố gắng để đề ra một số biện pháp bồi dưỡng năng lực chứng minh hình học cho HS của trường.

+ Các biện pháp mà chúng tôi đề ra có tính khả thi, nhìn chung tương đối đầy đủ nội dung để GV hướng dẫn HS chứng minh một bài toán hình học. + Các ví dụ minh họa cho các biện pháp rất đa dạng và gần gũi với các em. Để giải được các ví dụ hầu như phải sử dụng toàn bộ kiến thức của chương Tứ giác.

- Khuyết điểm:

+ Do điều kiện khách quan nên chưa áp dụng tất cả các biện pháp vào thực nghiệm.

+ Một số ví dụ minh họa cho các biện pháp còn tương đối khó đối với HS.

* Qua tiết dạy tự chọn trên, GV có nhận xét tiết dạy như sau: - Ưu điểm:

+ GV có ôn lại kiến thức trọng tâm và nhắc lại các bước chứng minh một bài toán hình học trước khi luyện tập.

+ Có áp dụng linh hoạt các biện pháp đề ra vào tiết dạy.

+ Nội dung các bài tập chính xác, phong phú nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, đối xứng tâm, đối xứng trục,...

+ Không khí học tập sinh động, thầy trò tích cực trong hoạt động dạy và học.

- Khuyết điểm:

Vẫn còn một số học sinh chưa tích cực trong hoạt động nhóm.

* Phía HS:

- Khi cho HS làm phiếu trắc nghiệm có nội dung như trên, chúng tôi thu được kết quả ghi trong bảng sau:

Tổng số HS Câu Chọn (a) Chọn (b) Chọn (c) 71 1 2 21 42 35 17 15 12

3 4 5 6 7 8 9 10 11 40 50 50 30 52 41 35 61 47 18 21 18 35 17 23 20 10 24 13 3 6 2 8 16 Tổng 469 238 74 Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy hầu hết tất cả HS đều nắm được các bước khi chứng minh một bài toán hình học, các em có hứng thú hơn khi học Hình học.

- Khi cho HS làm kiểm tra viết chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Tổng số HS Lần kiểm tra Chứng minh không được Biết hướng chứng minh nhưng trình bày chưa chặt chẽ Chứng minh đúng trình bày chặt chẽ Tổng số Phần trăm Tổng số Phần trăm Tổng số Phần trăm 71 Lần 1 9 12,7% 21 29,5% 41 57,8% Lần 2 4 5,6% 8 11,3% 59 83,1% Nhận xét:

Qua kết quả trên cho thấy sau một thời gian áp dụng các biện pháp thì năng lực chứng minh các bài toán hình học của HS đã tốt hơn trước. Phần lớn HS đã chứng minh được và biết cách trình bày một bài toán chứng minh.

Qua thời gian áp dụng một số biện pháp bồi dưỡng năng lực chứng minh các bài toán hình học sinh chúng tôi nhận thấy các em đã suy nghĩ thoáng hơn đối với môn Hình học các em không còn cảm giác thiếu tự tin hay sợ khi khi tiếp xúc với các bài toán hình học như trước đây nữa, phần lớn HS đã nắm được các bước khi tiến hành chứng minh một bài toán Hình học. Đối với HS khá, giỏi các em đã biết cách phân tích bài toán để có hướng giải hợp lý; biết cách trình bày một bài toán lời giải một bài toán chặt chẽ, logic; tránh được những sai lầm ngộ nhận trong khi giải. Đặc biệt HS còn rất hứng thú đối với những bài toán giải bằng nhiều cách, các em đã có sự tìm tòi để được lời giải hay. Đối với HS trung bình, yếu các em cũng thích môn học hơn trước và đã có nhiều tiến bộ khi giải các bài toán hình học. Tuy nhiên do HS mất căn bản ở một số kiến thức trước đây, thời gian áp dụng các biện pháp tương đối ngắn (2 tháng) nên khả năng chứng minh các bài toán hình học của các em còn hạn chế, các em chỉ làm được một phần của bài toán, đôi khi các em biết hướng chứng minh nhưng khi trình bày lời giải còn sai sót, lập luận chưa chặt chẽ, … Do đó để HS chứng minh tốt hơn các bài toán hình học, chúng tôi sẽ đưa những biện pháp nêu trên vào thực nghiệm từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất thêm biện pháp để bồi dưỡng năng lực chứng minh các bài toán hình học cho các em.

KẾT LUẬN

Hình học là môn học có tính trừu tượng rất cao, muốn học tốt Hình học đòi hỏi rất nhiều yếu tố: chỉ số thông minh, PP học, sự chuyên cần, môi trường học, PP dạy của GV, … Trong số đó PP dạy của GV cũng góp phần tích cực giúp người học học tốt hơn. Là người hướng dẫn HS học môn Hình học, chúng tôi đã nghiên cứu và viết đề tài "Bồi dưỡng năng lực chứng minh hình học cho học sinh THCS thông qua dạy học chương I - Tứ giác (Toán 8)" đồng thời đã áp dụng một vài biện pháp trên vào thực nghiệm

nhằm để bồi dưỡng năng lực chứng minh dạng toán hình học cho HS. Đối với đề tài này chúng tôi rút ra được một số nội dung sau:

1. Kết quả đạt được

- Đã đề ra một số biện pháp bồi dưỡng năng lực chứng minh các bài toán hình học cho HS, hệ thống được một số dạng toán chứng minh ở chương I lớp 8.

- HS thích thú hơn đối với môn Hình học, các em đã có kỹ năng cần thiết khi chứng minh một bài toán hình học.

- Kết quả học tập của HS cũng có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt.

2. Hạn chế của đề tài

- Đề tài chỉ đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực chứng minh hình học cho HS lớp 8.

- Đề tài chỉ khảo sát một số dạng toán chứng minh hình học ở lớp 8 - Chương I.

- Phạm vi thực nghiệm chỉ có hai lớp, thời gian thực nghiệm ít nên những kết quả có được chỉ mang tính chất tương đối.

- Tiếp tục đưa các biện pháp bồi dưỡng năng lực chứng minh hình học cho HS vào thực nghiệm trên lớp, nếu có kết quả tốt sẽ áp dụng các biện pháp trên trong phạm vi rộng hơn.

- Qua thực nghiệm để chúng tôi rút kinh nghiệm và đề xuất thêm một vài biện pháp nữa để giúp HS chứng minh các bài toán hình học tốt hơn.

- Nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn về các dạng toán chứng minh hình học lớp 8.

Đề tài mà chúng tôi đưa ra là dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, đây chỉ là những suy nghĩ của chúng tôi nên sẽ có những thiếu sót mà chúng tôi chưa phát hiện ra được, rất mong độc giả chân thành góp ý để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Đức Chính, (2008), Sách giáo khoa Toán 8 tập I, NXBGD. [2] Phan Đức Chính, (2008), Sách giáo viên Toán 8 tập I, NXBGD. [3] Đậu Thế Cấp – Phan Văn Đức, (2009), 500 bài toán chọn lọc, NXB [4] Nguyễn Ngọc Đạm – Nguyễn Quang Hanh – Ngô Long Hậu, (2010),

500 bài toán chọn lọc 8, NXB Đại học sư phạm.

[5] Phan Gia Đức – Nguyễn Mạnh Cảng – Bùi Huy Ngọc – Vũ Dương Thụy, (1999), Phương pháp dạy học môn Toán tập II, NXBGD.

[6] Phan Gia Đức – Nguyễn Mạnh Cảng – Bùi Huy Ngọc – Vũ Dương Thụy, (2001), Phương pháp dạy học môn Toán tập I, NXBGD.

[7] [Phạm Gia Đức – Phạm Đức Quang, (2002), Hoạt động hình học ở trường THCS, NXB giáo dục.

[8] G. PÔLIA, (1979), Giải một bài toán như thế nào, NXBGD. – Nguyễn Duy Thuận, (2008), Sách bài tập Toán 8 tập I, NXBGD. [9] Nguyễn Bá Kim, (2000), Phương pháp dạy học môn Toán, NXBGD. 11] Định lý hình học và các phương pháp chứng minh, (1976), NXBGD. [10] Minh Trí –Tôn Thân – Vũ Hữu Bình – Trần Đình Châu – Phạm Gia Đức – Nguyễn Duy Thuận, (2008), Sách bài tập Toán 8 tập I, NXBGD. [12] Hoàng Chúng, (2000), Phương pháp dạy học toán ở trường THCS, NXBGD.

[13] Tôn Thân-Viện KHGD Việt Nam (2000), Huấn luyện nghiệp vụ sư phạm, Dự án Việt-Bỉ-“ Hổ trợ học từ xa”.

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 52 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w