II. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:
A LỜI MỞ ĐẦU
3.2.1 Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô:
3.2.1.1 Nhà nước tiếp tục tăng cường quản lý về XTTMQT:
Về phía Chính phủ: Tăng cường công tác nghiên cứu, cập nhật, theo dõi các diễn biến thay đổi về chính sách thương mại, quy định của các nước, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc, khu vực EU và ASEAN; phân tích tác động của các thay đổi này tới sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó kịp thời. Đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại từ dịch bệnh đến nguồn tài chính của các nước nhập khẩu. Xây dựng cơ quan trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án củng cố, mở rộng hệ thống cơ quan đại diện XTTM Việt Nam tại nước ngoài đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Về phía Bộ Công Thương (Cục XTTM) có nhiệm vụ: Thứ nhất, quản lý xuất,
nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước: Quản lí về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, thương mại biên giới, hoạt động uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lí mua bán,
26
gia công, xuất xứ hàng hoá. Thứ hai, quản lý hành chính về XTTM, cạnh tranh: Xây
dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình XTTM hàng năm. Thực hiện việc đăng kí cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài; các đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài.
3.2.1.2 Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển logistics phục vụ hoạt động ngoại thương:
Đầu tư, chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại các cảng biển lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nâng cao dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh chính sách phát triển và xã hội hóa dịch vụ logistics phục vụ cho các hoạt động XTTMQT.
Bên cạnh đó, tổ chức, tham gia hội chợ, triễn lãm ở nước ngoài về logistics. Đoàn DN nước ngoài trao đổi với Việt Nam về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics, trung tâm logistics phục vụ hoạt động ngoại thương. Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam.
3.2.1.3 Phát triển, tập trung đào tạo phát triển DN, nguồn nhân lực:
Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương giai đoạn mới, gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng có mức tăng trưởng cao; tập huấn, nâng cao năng lực XTTM, phát triển thị trường. Tổ chức các khóa đào tạo trọn gói của các tổ chức đào tạo (trực tiếp và trực tuyến). Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với DN, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng DN. Tăng cường đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho DN để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của Việt Nam.
3.2.1.4 Đưa ra các chính sách kiểm soát nhập khẩu:
Quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu. Tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu. Rà soát cơ cấu đầu tư, nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước. Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu đối với các hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động XTTM trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa DN sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với DN sử dụng các loại máy móc, thiết bị và vật tư này; xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3.2.1.5 Xây dựng và nâng cao uy tín sản phẩm quốc gia:
Một quốc gia có uy tín lớn sẽ có ảnh hưởng lớn, được thế giới thừa nhận sẽ mang lại những lợi thế vô hình cho tất cả các ngành công nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Cần tăng cường đẩy mạnh thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu DN tại các thị trường xuất khẩu. Khuyến khích, hỗ trợ DN xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia, quốc tế và xây dựng
27
thương hiệu DN; hỗ trợ DN trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của DN ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.
Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, phát triển chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Xây dựng, khảo sát và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường. Hỗ trợ DN tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất nhập khẩu. Đào tạo, tập huấn kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm xuất khẩu cho các DN. Tổ chức hoạt động kết nối giữa DN với các nhà thiết kế. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam ở nước ngoài. Mời tổ chức, chuyên gia truyền thông nước ngoài vào Việt Nam sản xuất sản phẩm truyền thông quảng bá cho ngành hàng xuất khẩu Việt Nam ở nước ngoài.
3.2.1.6 Thiết lập mạng lưới, kết cấu hạ tầng và phương thức XTTM của Việt Nam: Tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển thị trường xuất khẩu. Đây được coi là một chiến lược dài hạn nhằm giúp DN xuất nhập khẩu Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp DN Việt Nam cọ xát với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế. Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức XTTM, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu cao, mở rộng tới các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới…, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường.