Nhóm các giải pháp ở tầm vi mô:

Một phần của tài liệu DN XNK 9 (Trang 27 - 29)

II. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:

A LỜI MỞ ĐẦU

3.2.2 Nhóm các giải pháp ở tầm vi mô:

3.2.2.1 Nâng cao nhận thức của DN về tầm quan trọng của XTTMQT:

Hiện nay, nhiều DN Việt Nam vẫn chưa thực sự hiếu hết tầm quan trọng của hoạt động XTTM. Có DN cho rằng hoạt động XTTMQT là việc của Chính phủ, còn DN chỉ cẩn quan tâm tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, sau những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế, lí do DN không tiến hành hoạt động này là không có đủ nguồn lực tài chính. Nhiều DN không có cả bộ phận chuyên trách công việc này. Do vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là các DN phải cùng Chính phủ trong hoạt động XTTMQT, đặc biệt là ở tẩm vi mô như hoạt động Marketing quốc tế của DN. Tiếp tục nâng cao nhận thức của DN về công tác XTTM trong một nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Mỗi DN cần thành lập một bộ phận chuyên trách (nếu chưa có sẵn) hoạt động Marketing quốc tế và tích cực, chủ động tham gia hoạt động này. Trong điều kiện hạn hẹp về nguồn tài chính sau dịch bệnh, Chính phủ đã đưa ra những hỗ trợ về vốn, miễn giảm các loại phí thuế, lùi thời gian đóng thuế DN,... DN hãy sử dụng nguồn kinh phí được miễn giảm trên cho hoạt động XTTMQT sao cho có hiệu quả nhất. Chỉ khi DN nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động XTTMQT và hợp tác cùng Chính phủ trong hoạt động này thì XTTMQT mới có thể diễn ra thuận lợi.

28

Không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao trở thành sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, quốc tế như máy móc thiết bị, dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ...; mặt hàng dệt may, giày dép...; nông lâm, thủy hải sản...và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu DN. Bên cạnh đó, nhanh chóng đăng ký bản quyền sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, nhất là các sản phẩm nổi tiếng, mang lại lợi ích lâu dài và rất lớn, tránh tình trạng DN Việt Nam “đánh rơi” bản quyền sản phẩm trên trường thương mại quốc tế.

3.2.2.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực XTTM:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác thông tin XTTM: DN tổ chức, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin XTTM cho cán bộ làm công tác XTTM và các DN, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế. Tích cực tham gia vào những buổi Tọa đàm phát triển nguồn nhận lực của Bộ Công thương tổ chức, tham gia vào các khóa đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến.

3.2.2.4 DN cần tăng cường sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT):

Khẳng định phát triển TMĐT xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích cho DN, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt Nam tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, bán hàng xuyên biên giới. DN xuất nhập khẩu Việt Nam cần có những bước chuẩn bị cần thiết để tận dụng lợi thế và tìm hiểu lựa chọn sàn để sẵn sàng bước vào giai đoạn xuất nhập khẩu qua TMĐT, đây là điều kiện thuận lợi, tạo đà để vươn ra thị trường thế giới. Thông qua nền tảng TMĐT, DN có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng ở khối thị trường lớn, khó tính như Bắc Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. DN cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác với các ngân hàng quốc gia để dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế với các tiện ích đi kèm tiết kiệm chi phí giao dịch và dịch vụ và đem lại sự thuận tiện cũng như nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh doanh. Nhờ mạng lưới và nguồn lực tài chính mạnh, DN xuất nhập khẩu tăng cường các lợi thế cạnh tranh.

DN có thể có cơ hội trực tiếp kinh doanh quốc tế theo phương thức trực tuyến từ DN tới khách hàng (Business to Customer- B2C) qua chương trình cầu nối TMĐT của VIETRADE (Bộ Công thương, cục XTTM) , tham gia vào Sàn giao dịch TMĐT Vnemart của VCCI hoặc Hội nghị triển lãm của Công ty TNHH XTTMQT (VTE). DN cũng có thể lập trang web riêng để giới thiệu các thông tin về DN như quảng bá hình ảnh các mặt hàng, sản phẩm của DN, chỉ dẫn địa lý ra thị trường nước ngoài.

Trên đây là một số giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm mục đích đẩy mạnh các hoạt động XTTMQT của Việt Nam với mong muốn phát triển kinh tế nước nhà, hàng hóa và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường thế giới.

29

Một phần của tài liệu DN XNK 9 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)