3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1.3. Công nghệ nhiệt luyện
Do tốc độ nguội không đồng đều, trong vật đúc tồn tại ứng suất. Nếu vượt quá giới hạn chi tiết sẽ bị nứt, do đó phải ủ để khử ứng suất. Tốc độ nung nóng phải thật chậm để tránh sự chêch lệch nhiệt độ ở các phần dày mỏng khác nhau của chi tiết gây nên ứng suất mới. Tùy theo hình dạng của chi tiết mà tốc độ nung từ 60 – 170 0C/giờ, ủ ở 450 – 600 0C. Nâng cao nhiệt độ không những giảm thời gian giữ nhiệt mà còn khử hết ứng suất. Khi vượt quá 5000C, một phần cacbit trong gang sẽ bị phân giải (đặc biệt là gang có silic cao), ảnh hưởng tới tổ chức cơ bản và tính năng của vật đúc (4). Vì vậy những chi tiết không cần độ cứng cao thì mới ủ ở 500 - 6000C. Còn chi tiết yêu cầu độ cứng không giảm sau ủ thì gang có Si lớn hơn 2,0%, ủ ở 4500C;
gang có silic nhỏ hơn 2% thì mới ủ ở 5000C. Thời gian gữi nhiệt từ 4-10 giờ, nguội thật chậm đến 150 – 2500C thì ra lò. Trong thực tế sản xuất người ta để nguội cùng với lò (25 – 750C/giờ) đến 150 – 2500C thì ra lò.
Sản phẩm ghi lò thiêu kết do đề tài chế tạo có khối lượng nhỏ (xấp xỉ 3 kg), kích thước cũng không quá phức tạp. Trong thực tế sử dụng cũng không chịu tải trọng quá lớn. Sản phẩm ghi lò sau khi đúc chỉ cần khử bỏ hết ứng suất đúc là có thể sử dụng được. Do đó sau khi đúc sản phẩm được phủ thêm cát nóng vào đậu rót và đậu ngót và giữ 20- 24 giờ mới dỡ khỏi khuôn.