Công nghệ đúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất gang hợp kim silic nhằm nâng cao tính chịu nhiệt của vật liệu (Trang 27 - 30)

3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.1.2. Công nghệ đúc

a. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm đề tài.

Sản phẩm được chọn là chi tiết ghi lò thiêu kết quặng sắt, hình dạng và kích thước được thể hiện ở hình 6. Trọng lượng của chi tiết là xấp xỉ 3 kg. Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết là làm việc trong điều kiện nhiệt độ 7000C – 8000C. Ngoài ra các kích thước phần lắp ghép phải đạt độ chính xác cao để việc tháo lắp sản phẩm dễ dàng.

Để đảm bảo đạt yêu cầu trên các chi tiết đúc phải đạt yêu cầu sau : - Chi tiết đúc không được rỗ khí, rỗ xỉ hoặc nứt, vỡ. Không có hiện tượng rỗ xốp, ngót.

- Các bề mặt vật đúc phải phẳng, nhẵn. Các kích thước hai đầu phải đạt độ chính xác ±2 mm.

b. Công nghệ đúc và hỗn hợp làm khuôn :

* Công nghệ đúc :

Đặc thù của chi tiết là nhỏ (khối lượng xấp xỉ 3 kg). Các kích thước chiều dày nhỏ (từ 25-31 mm) nên khi tiến hành đúc chúng tôi chọn phương pháp bù ngót trực tiếp từ hệ thống rót. Để đạt được điều này chúng tôi chọn phương pháp rót chồng 4 tầng chi tiết. Mỗi tầng ghép 2 chi tiết trong 1 cặp hòm khuôn. Phương án cụ thể được thể hiện ở hình 4.

Hình 4. Phương pháp đúc thực tế sản phẩm ghi lò thiêu kết.

* Hỗn hợp khuôn :

Với điều kiện sản xuất đúc hiện tại của Viện Luyện kim đen và để giảm thiểu giá thành vật đúc, chúng tôi chọn hỗn hợp đúc là : Cát thạch anh + nước thủy tinh + đóng cứng CO2 trong đó có dùng lớp cát áo là hỗn hợp : Cát thạch anh + đất sét + nước thủy tinh + đóng cứng bằng CO2 thành phần cụ thể như sau :

Cát áo : Cát thạch anh 84% (% tính theo khối lượng) Đất sét kaolinit 8%

Nước thủy tinh (φ=1,4; M=2,5) 8%; 420÷440 Bome Cát đệm :Cát trắng thạch anh 92% (% tính theo khối lượng)

Nước thủy tinh (φ=1,4; M=2,5) 8%; 420÷440 Bome * Sơn khuôn :

Để chống bám dính và cháy cát cho bề mặt vật đúc chúng tôi sử dụng biện pháp sơn bề mặt khuôn đúc bằng hỗn hợp sơn khuôn bằng phấn chì Thành phần hỗn hợp sơn khuôn như sau:

- Phấn chì đen : 97-98%.

- Nhựa thông 2-3%.

Sau đó pha với cồn công nghiệp 900 để đạt tỷ trọng 1,4-1,7 kg/dm3,

400-500 Bome. Dùng máy phun sơn để phun lên bề mặt vật đúc. * Nhiệt độ rót :

Để tránh hiện tượng rỗ ngót và nứt gẫy trong quá trình đúc, nhiệt độ rót phải khống chế trong khoảng từ 1320-13500C.

Sau khi rót khoảng từ 20-24 h mới dỡ khuôn làm sạch vật đúc.

Với phương án công nghệ trên chúng tôi đã tiến hành đúc thí nghiệm 2 mẻ tại xưởng đúc Viện Luyện kim đen. Kết quả đạt được là các chi tiết đúc đạt yêu cầu đề ra là : vật đúc không rỗ ngót, rỗ xỉ, khí. Bề mặt và kích thước lắp ráp đạt yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất gang hợp kim silic nhằm nâng cao tính chịu nhiệt của vật liệu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)