Các nhóm làm việc hợp tác, thảo luận và thống nhất ý tưởng câu chuyện chủ

Một phần của tài liệu GA Mi thuat 2 DM (Trang 26 - 30)

- GV giới thiệu chủ đề, các nhóm có thể sắp xếp tạo bố cục tranh theo gợi ý: Các con vật nuôi, các con vật mà em yêu thích, trang trại, gia đình em, một buổi lao động trồng cây, một buổi dọn vệ sinh, ... có thể chọn một trong những nội dung thích hợp.

- HS lựa chọn được những hình ảnh phù hợp từ sản phẩm của các thành viên trong nhóm để tạo nên sản phẩm của cả nhóm thể hiện rõ nội dung câu chuyện.

Câu hỏi:

+ Các em chọn nội dung nào để thể hiện tác phẩm?

+ Ý tưởng câu chuyện đó là gì?, ý tưởng đó với các nhân vật đã có, các em sắp xếp như thế nào?

+ Hình ảnh nào sẽ là hình ảnh chính của câu chuyện và là trọng tâm của bức tranh?

Hoạt động 2 Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành một bức tranh: 20 phút

- HS lựa chọn các hình ảnh phù hợp, cùng nhau dán các hình ảnh thành bức tranh vào giấy A3.

- Thảo luận cụ thể hơn về nội dung câu chuyện. Câu hỏi:

+ Bức tranh của nhóm em nói về nội dung gì? + Hình ảnh nào trong tranh mà em thích nhất?

+ Cần bổ xung hình ảnh nào để nội dung chủ đề rõ hơn? + Thời gian, không gian của tác phẩm đã phù hợp chưa? + Có cách sắp xếp nào khác không?

Hoạt động 3 Chia sẻ ý tưởng: 6 phút

- GV hướng dẫn các nhóm treo tranh đã hoàn thành lên bảng hoặc lên tường xung quanh lớp học.

- GV hướng dẫn HS ghi tên tranh vào mảnh giấy nhỏ gắn dưới bức tranh của nhóm mình. - Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý tưởng qua tác phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi tích cực.

Dặn dò: 2 phút

+ GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

+ Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về Bảo vệ môi trường.

TUẦN 25:

Thứ ngày tháng năm 201

MĨ THUẬT 2:

Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về Bảo vệ môi trường Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: các nhóm hát tiếp sức bài hát có tên các con vật

Hoạt động 2 Thảo luận nhóm: 10 phút

- HS cùng suy nghĩ, hợp tác theo nhóm, thể hiện chủ đề từ sản phẩm ở hoạt động trước: + Các em nhìn thấy câu chuyện gì trong tác phẩm của nhóm mình?

+ Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh nào? + Nội dung cần diễn tả đã thực sự đạt chưa?

+ Chúng ta sẽ thay đổi gì sau khi được chia sẻ với lớp?

- GV gợi ý để HS liên tưởng đến những hình ảnh, hình tượng để hỗ trợ làm rõ hơn ý tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Hoạt động 3 Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về Bảo vệ môi trường: 18 phút

- GV hướng dẫn để HS ghi lại câu chuyện về công việc Bảo vệ môi trường của mình: + Câu chuyện này kể về công việc nào?

+ Được diễn ra vào thời gian nào? không gian ở đâu? + Điều gì làm em nhớ nhất? ....

Dặn dò: 2 phút

+ GV nhắc HS Vệ sinh lớp học.

+ Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Chia sẻ câu chuyện về Bảo vệ môi trường.

TUẦN 26:

Thứ ngày tháng năm 201

MĨ THUẬT 2:

Chia sẻ câu chuyện về Bảo vệ môi trường Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

- Cả lớp hát bài Em yêu trường em.

- Dựa vào phần ghi lại nội dung câu chuyện từ hoạt động trước, GV cho lần lượt HS các nhóm trình bày(kể) câu chuyện cho cả lớp nghe và chia sẻ quan điểm với các thành viên trong lớp.

Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá: 5 phút

- GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần, thái độ hợp tác, tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

- GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

- Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn..

- GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Tạo dáng đồ vật.

Ninh An, ngày tháng năm 201

MĨ THUẬT 2:

Chủ đề: ĐỒ VẬT THÂN QUEN

Lồng ghép các bài 12, bài 15, bài 22, bài 24 và bài 33

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Vẽ biểu đạt. I.MỤC TIÊU:

- Thu hút HS tham gia vào giờ học với chủ đề: Đồ vật thân quen

- HS biết được những đồ dùng có trong chủ đề Đồ vật thân quen: quần áo, mũ, nón, giầy, dép, túi sách, cặp, bàn ghế, giường, tủ…

- Học sinh biết cách quan sát và nắm được đặc điểm hình dáng của các đồ dùng: vẽ nét hay vẽ hình có đậm nhạt.

- Thực hiện và mô tả được những đồ dùng mà mình thích.

- Hợp tác với các bạn trong nhóm để hình thành và xây dựng được ý tưởng cho một bức tranh chung. Lựa chọn và biết cách sắp đặt hình ảnh để tạo thành một chủ đề.

- Sáng tác được câu chuyện liên quan đến chủ đề lựa chọn. - Vẽ và trải nghiệm những ảnh hưởng của màu sắc.

- Hiểu và có khả năng trình bày về tác phẩm của mình và của bạn.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Kế hoạch dạy học.

+ Giấy màu, hồ dán, giấy A2, A3. + Đất nặn, các vật liệu sẵn có. - Học sinh:

+ Chì, tẩy, giấy màu, giấy A4.

+ Đất nặn, dao gọt, bảng con và các vật liệu sẵn có.

Một phần của tài liệu GA Mi thuat 2 DM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w