- Tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm, xây dựng đề tài
3. Các cụm chi tiết trong hệ thống treo khí nén
3.1. Van tải trọng
Phần tử đàn hồi khí nén thường dùng kết hợp với bộ phận điều chỉnh tự động chiều cao thùng xe theo tải trọng tĩnh là van tải trọng.
Nguyên lý làm việc của van tải trọng (bộ phận điều chỉnh tự động chiều cao thùng xe theo tải trọng tĩnh). Khi tải trọng tăng lên, thùng xe hạ xuống và khoảng cách giữa nó với cầu giảm đi. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên van phân phối của bộ điều chỉnh cho khí nén từ bình chứa đi thêm vào phần tử đàn hồi cho đến khi thùng xe được nâng lên độ cao ban đầu.
Khi giảm tải trọng thì quá trình xảy ra ngược lại.
Hình 3-10 Kết cấu của van tải trọng.
1- Đường hơi vào; 2- Vỏ xi lanh; 3-Lỗ bắt bu lông; 4-Đường khí tới túi hơi; 5- Nơi bắt cần điều chỉnh; 6- Lỗ thoát hơi; 7- Lỗ hơi vào đường hơi tới túi hơi; 8- Xilanh hơi; 9- Lỗ hơi thoát khí ra; 10- Piston hơi; 11- Lỗ định vị; 12- Cơ cấu xoay.; 13- Seal lam kín.
3.1.1. Nguyên lý làm việc
Khí được cấp từ bầu hơi vào đường hơi 1,khi xe ở vị trí cân bằng thì seal làm kín 13 sẽ bịt kín đường hơi chính dẫn hơi vào hai túi hơi.Khi tải trọng xe tăng, thùng xe hạ xuống và khoảng cách giữa nó với cầu giảm đi. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên cơ cấu xoay đẩy piston hơi đi lên mở đường cấp hơi chính 1.Khí nén được cấp vào túi hơi lam khoảng cách thùng xe cao lên trở về lại vị trí cân bằng.
Khi giảm tải trọng thì quá trình xảy ra ngược lại, thùng xe được nâng cao lên. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên cơ cấu xoay hạ piston hơi xuống mở
đường hơi thoát ra ngoài qua lỗ hơi số 7 và số 9 sau đó thoát ra ngoai qua đường 6.
3.2. Túi hơi
3.2.1. Nguyên lý làm việc
Dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng, làm giảm va đập và tải trọng động tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô máy kéo khi chuyển động.
3.2.2. Kết cấu túi hơi
Phần tử đàn hồi có thể có dạng bầu tròn hay dạng ống .Vỏ bầu cấu tạo gồm hai lớp sợi cao su (ni lông hay capron), mặt ngoài phủ một lớp cao su bảo vệ, mặt trong lót một lớp cao su làm kín. Thành vỏ dày từ 3...5 mm.Phía trong có ụ su.
Hinh 3-11 Túi hơi
1- Đầu nối đường ống dẫn khí nén với bầu khí; 2- Bu lông bắt chặt bầu khí với chassic; 5- Nắp bịt kín của bầu khí; 6- Vỏ bầu khí; 7- ụ su; 8- Đế bầu khí bắt chặt với dầm cầu trước; 9- Bu lông bắt ụ su với đế.
Hình 3-12 Vỏ túi hơi
Outer cover - Vỏ ở phía ngoài; Second ply - Lớp thứ hai; First ply - Lớp đầu tiên; Inner liner- Lớp xương bọc cứng.
Bầu khí là nơi chứa đựng khí nén và chịu áp lực lớn nhất trong hệ thống treo, nó đảm bảo hệ thống treo làm việc êm dịu không gây tiếng ồn cũng như tiếng va đập. Ở cầu trước bầu khí nén được đặt ở trên dầm cầu còn ở cầu sau được bắt trên thanh treo. Trong bầu có ụ su có tác dụng nâng đỡ khi bầu khí bị hỏng hoặc bị mất hơi.Vỏ của bầu khí gồm 4 lớp.
- Áp suất khí nén trong túi hơi có thể chịu được là 0,9...0,98 MPa. Áp suất việc của hệ thống cung cấp 0,78 MPa để đảm bảo áp suất dư trong trường hợp ô tô quá tải.
Hệ thống treo khí nén cầu trước:
-Hệ thống treo trước với tất cả các chi tiết có tính chống rỉ sét giúp tăng tuổi thọ sử dụng
-Các gối đỡ cao su chất lượng cao
-Vị trí đặt bầu hơi được tối ưu làm tăng tính ổn định cầu trước
Những ưu điểm vượt trội của hệ thống treo phía trước:
+Các chi tiết có độ bền và tuổi thọ rất cao.
+Kết cấu đơn giản, giúp giảm khối lượng phần không được treo từ đó giảm lực tác động lên phần thùng xe, tăng sự êm dịu, thoải mái cho hành khách khi xe vận hành.
-Một số kiểu thiết kế hệ thống treo khí nén cầu trước:
Toàn bầu hơi (Hyundai)
2 bầu khí nén
4 thanh giằng dọc bằng thép chịu lực dọc thông thường
1 thanh giằng ngang
1 thanh U
Đang sử dụng trên xe Hyundai Space, Hyundai Noble,…
Bầu hơi + nhíp
2 bầu khí nén
Không có thanh giằng dọc
Không có thanh giằng ngang
1 thanh U 2 bộ nhíp (nhíp 1 lá hoặc nhíp nhiều lá) Đang sử dụng trên một số dòng xe sử dụng hệ thống treo của hãng Hendrickson- Mỹ
Hệ Thống treo phía sau
Thiết kế kiểu “full air” với 04 bầu hơi cỡ lớn giúp tăng sự êm ái và ổn định cho xe.
Sử dụng 02 thanh giằng dọc + 02 thanh giằng xéo dạng khung giúp cầu sau luôn ổn định khi vận hành trên mọi loại địa hình.
Thanh ổn định ngang dạng “chữ U” được thiết kế riêng, kết hợp với 4 bầu hơi đảm bảo tính ổn định ngang tuyệt đối, xe hoàn toàn ổn định và an toàn trong dao động lắc ngang.
Thiết kế dằm chịu lực bầu hơi đơn giản, gối đỡ nằm trên dằm dọc chassis giúp giảm khối lượng không treo. Từ đó giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa, tiết kiệm nhiên liệu.
Đặc tính ổn định ngang đảm bảo xe vận hành tốt, ổn định trên mọi loại địa hình.
Dằm chịu lực chính thiết kế theo biên dạng chữ I, đảm bảo sự cứng vững tuyệt đối, khả năng chịu tải theo thiết kế lên đến 13.000 kg/cầu sau. tránh hiện tượng lỗi cong, gãy khi vận hành trên đường xấu