Phân tích dư nợ cho vay theo ngành

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (Trang 25)

Năm 2018 TT(%) Năm 2019 TT(%) Năm 2020 TT(%)

Nông, lân nghiệp và thủy sản 3,095,756 1.4% 3,320,783 1.3% 3,217,038 1.1%

Khai khoáng 3,941,497 1.8% 3,837,122 1.5% 3,987,481 1.3%

Công nghiệp chế biến, chế tạo 36,303,626 16.9% 38,783,944 15.5% 45,483,439 15.2%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nước nóng 6,263,470 2.9% 10,000,983 4.0% 19,633,300 6.6%

Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác

thải, nước thải 748,549 0.3% 724,777 0.3% 739,723 0.2%

Xây dựng 20,494,258 9.5% 19,403,393 7.8% 18,157,881 6.1%

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe

máy 47,291,140 22.0% 56,817,785 22.7% 63,676,131 21.3%

Vận tải kho bãi 10,048,584 4.7% 7,810,083 3.1% 7,850,007 2.6%

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 4,623,610 2.2% 7,780,639 3.1% 8,658,188 2.9%

Thông tin và truyền thông 3,133,806 1.5% 2,598,729 1.0% 1,605,415 0.5%

Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm 576,831 0.3% 842,569 0.3% 1,121,837 0.4%

Hoạt động kinh doanh bất động sản 5,234,177 2.4% 5,356,894 2.1% 9,395,157 3.1%

trợ

Giáo dục và đào tạo 525,213 0.2% 1,131,384 0.5% 907,843 0.3%

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 916,753 0.4% 1,479,427 0.6% 2,539,758 0.9%

Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 74,206 0.0% 2,721,923 1.1% 3,438,418 1.2%

Hoạt động dịch vụ khác 74,323 0.0% 53,874 0.0% 67,740 0.0%

Hoạt động làm thuê hộ gia đình 64,720,655 30.1% 80,257,860 32.1% 99,491,355 33.4%

Cho vay tại các chi nhanh nước ngoài 3,496,332 1.6% 3,513,008 1.4% 3,344,252 1.1%

Các khoản cho vay giao dịch ký quỹ

và ứng trước cho khách hàng 2,300,284 1.1% 2,689,399 1.1% 4,123,340 1.4% Tổng 214,685,958 100.0 % 250,330,623 100.0 % 298,296,983 100.0 %

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có thể kể đến ngành dịch vụ vận tải, ngành may mặc, da giày, du lịch, nhà hàng, khách sạn… Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có gần 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trong đó, có 46.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2% so với năm trước. Có gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và gần 17.500 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Mặc dù tín dụng các tháng cuối năm 2020 có sự tăng trưởng mạnh, nhưng hiện nay, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đang tồn dư khá nhiều, trong khi nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại nên các tổ chức tín dụng cần tìm hướng đi mới phù hợp, chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư hiệu quả, khả thi và các nhu cầu vốn vay hợp pháp của doanh nghiệp, người dân để cấp vốn vay, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong năm 2021

Tuy nhiên, không phải lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh (thị trường bị thu hẹp, doanh thu giảm, hàng tồn kho tăng, sức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chậm, đầu vào và đầu ra đều không thuận lợi…) thì các ngân hàng ngừng ngay việc cung cấp vốn vay và hình thức cấp tín dụng khác cho doanh nghiệp mà chỉ xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn trước khi quyết định cấp vốn vay, giải ngân hoặc cấp tín dụng dưới hình thức khác. Bởi vì xét cho cùng, sự an toàn và hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là điều kiện và cơ sở để ngân hàng có khả năng thu hồi vốn cho vay đầy đủ, đúng hạn, qua đó giúp ngân hàng sử dụng vốn huy động hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng và góp phần gia tăng lợi nhuận.

Khi tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm sâu so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, năm 2020, các ngân hàng đã đồng thuận chấp nhận giảm lợi nhuận đề ra từ đầu năm bằng việc hạ lãi suất cho vay, miễn, giảm một số phí dịch vụ để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh, dần dần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh nền kinh tế không thuận lợi kinh doanh thì như một lẽ tất yếu, các doanh nghiệp có chiến lược, phương án kinh doanh dài hạn và ngắn hạn phù hợp, biết giữ uy tín và điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh phù hợp với sự thay đổi, biến động của thị trường trên cơ sở thực tế hiện có của từng doanh nghiệp (phạm vi, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật - công nghệ…) thì dù có bị ảnh hưởng, tác động nhất định từ các yếu tố bên ngoài và thị trường, các doanh nghiệp đó nhất định vượt qua khó khăn, sớm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mang tính chất ngắn hạn, không coi trọng “chữ tín” và không biết điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường thì khó có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, thậm chí ngừng hoạt động theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Đây cũng là thời điểm thích hợp để ngân hàng rà soát, đánh giá và cơ cấu lại danh mục khách hàng của mình cho phù hợp với tình hình mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở đó, ngân hàng có biện pháp ứng xử cấp tín dụng với từng doanh nghiệp (hình thức cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh được tài trợ vốn…) dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được trong suốt thời gian

2.1.5. Dự phòng rủi ro

Năm 2018 TT(%) Năm 2019 TT(%) Năm 2020 TT(%)

Dự phòng chung 1,563,301 48.7% 1,792,344 56.0% 2,148,238 49.3% Dự phòng cụ thể 1,647,704 51.3% 1,408,569 44.0% 2,205,981 50.7% Tổng 3,211,005 100.0 % 3,200,913 100.0 % 4,354,219 100.0 %

Dự phòng rủi ro ở 2 năm 2018 và 2019 đều không có sự biến động tuy nhiên đã có sự thay đổi về tỷ lệ giữa 2 khoản mục khi mà năm 2018 dự phòng chung là hơn 1,500 tỷ thì năm 2019 là gần 1,800 tỷ, dự phòng cụ thể năm 2018 hơn 1,600 tỷ năm 2019 giảm còn hơn 1,400 tỷ. Riêng năm 2020 không có gì bất ngờ khi mà việc các khoản dự phòng tăng lên, do việc nhiều khoản nợ đã bị đưa vào nhóm xấu.

2.1.6. Các hoạt động kinh doanh khác 1) Đánh giá huy động vốn

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Tiền gửi không kỳ hạn 76,888,783 32.0

% 92,352,406 33.9% 115,194,453 37.0%

Tiền gửi có kỳ hạn 142,506,465 59.4

% 168,050,891 61.6% 183,647,782 59.1%

Tiền gửi chuyên dùng 4,925,934 2.1% 4,665,836 1.7% 5,049,715 1.6%

Tiền gửi ký quỹ 15,643,136 6.5% 7,640,379 2.8% 7,068,404 2.3%

Tình hình huy động vốn của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi có kỳ hạn năm 2018 là 142,506 tỷ chiếm gần 60% năm 2019 có tăng nhẹ lên 168,050 tỷ chiếm 61.6% năm 2020 giảm trở về 59.1% nhưng số tiền đã tăng lên 183,647tỷ. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 đó là tiền gửi không kỳ hạn đây đc coi như tiền gửi để khách hàng thanh toán năm 2018 là 76,888tỷ chiếm 32% đến năm 2019 là 92,352tỷ chiếm 33.9% đến năm 2020 tăng lên 115,194tỷ.

Có thể thấy thì tình hình huy động vốn qua các năm của Ngân hàng quân đội đều có sự tăng trưởng tốt ở các chỉ tiêu quan trọng đó là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn hai khoản mục này tăng đều qua các năm có thể thấy ngân hàng đang tăng trưởng khá ổn định, Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu đã giúp ngân hàng tăng nguồn vốn kinh danh ổn định hơn và giúp ngân hàng phân bổ nguồn vốn vào kế hoạch đầu tư kinh doanh một cách hợp lý và giảm được chi phí cho ngân hàng.

- Huy động tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức gồm có : tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Cũng như ngân hàng các cá nhân cũng được phép mở tài khoản này ở các nơi để giao dịch. Đây là nguồn quan trọng vì nó chứng tỏ được uy tín của ngân hàng và khó thay đổi khi tỷ giá thay đổi. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội luôn bảo đảm thăng bằng về nguồn vốn này.

2) Đánh giá thu nhập

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/201

8 2020/201 9 Thu nhập 14,583,49 7 17,999,99 7 20,277,79 5 3,416,500 2,277,798 Tốc độ tăng thu nhập 30.0% 23.4% 12.7% -6.6% -10.8%

Thu nhập lãi thuần 80.9% 74.6% 73.0% -6.3% -1.6%

Lãi thuần từ HĐKD ngoại hối 1.5% 2.3% 2.6% 0.8% 0.4%

Lãi thuần từ mua bán CKĐT 0.0% 0.8% 2.5% 0.8% 1.7%

Lãi thuần từ hđ khác 8.0% 7.8% 8.5% -0.2% 0.8%

Có thể thấy một thu nhập qua các năm của MB Bank đều có sự tăng trưởng cao nhất là ở năm 2018 tăng 30% so với năm trước đó, sang đến năm tiếp theo thì đã có sự giảm đi đôi chút khi chỉ tăng 23,4% giảm 6.65 so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng đã có sự sụt giảm đáng kể khi mà năm 2020 là một năm biến động của thị trường khi dịch bệnh ập đến khiến cho nền kinh tế giảm sâu, trong năm này công ty đã giảm 10.8% so với năm 2019.

Thu nhập lãi thuần qua các năm chiếm lần lượt 80.9% 74.6% và 73%, ta có thể thấy đã có sự dịch chuyển về tỷ lệ của các nguồn thu, thu nhập lãi thuần có giảm qua các năm. Chủ yếu sự dịch chuyển này đến từ việc Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đã có sự tăng trưởng từ 8.2% lên 13% vào 2 năm sau đó. Các hoạt động khác không có sự thay đổi đáng kể khi chỉ đều dịch chuyển nhẹ.

3) Đánh giá chi phí

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Chi phí (26,071,977) (31,474,835) (34,945,390) (5,402,858) (3,470,555) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng chi phí 27.0% 20.7% 11.0% -6.3% -9.7%

Chi phí lãi 39.3% 41.9% 35.7% 2.6% -6.2%

Chi phí hoạt động 49.1% 42.5% 46.8% -6.5% 4.2%

Chi phí qua các năm đều có sự tăng lần lượt từ 26,071 tỷ 31,474 tỷ và 34,945 tỷ điều này không có gì khó hiểu khi mà trong các năm ngân hàng đều có sự tăng trưởng. Tốc độ tăng phí cũng đồng đều với việc tăng doanh thu

Đối với chi phí lãi của ngân hàng thì có sự biến đổi khi năm 2018 là 39.3% còn năm 2019 tăng 41.9% tuy nhiên đã giảm xuống chỉ còn 35.7% vào năm 2020 giảm tới 6.2%. Chi phí hoạt động cũng có sự biến đổi khi mà năm 2020 dù giảm doanh thu nhưng chi phí đã tăng 4.2% so với năm trước đó.

4) Đánh giá khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

ROA 1.7% 2.0% 1.7% 0.3% -0.2%

ROE 18.1% 20.2% 17.2% 2.1% -3.1%

NIM 4.6% 4.9% 4.8% 0.4% -0.2%

Chỉ số ROA của ngân hàng không có biến động nhiều dù có tăng vào năm 2019 nhưng lại trở về 1.7% giống với năm 2018.

ROE của ngân hàng đều ở mức cao qua các năm, luôn thuộc top 5 ngân hàng có hệ số ROE tốt nhất, năm 2018 đạt 18.1% đến năm 2020 thì đạt ở mức 20.2% đây là một con số rất tốt, đến năm 2020 đã có sự giảm nhưng vẫn giữ đc ở mức cao so với các ngân hàng khác, điều này cho thấy ban lãnh đạo của công ty đã điều hành một cách vô cùng hiệu quả giúp ngân hàng luôn hoạt động hiệu quả qua các năm.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM đều ở mức cao hơn so với mức quy định là 3.5-4% tuy nhiên đã có có sự điều chỉnh đôi chút khi năm 2019 là 4.9% thì năm 2020 là 4.8%.

Tốc độ tăng trưởng tổng TS 15.4% 13.6% 20.3% -1.9% 6.7%

Tỷ trọng TS có sinh lời 87.9% 88.6% 85.9% 0.7% -2.8%

Tốc độ tăng trưởng tài sản của ngân hàng năm 2018 là 15.4% đạt mức khá tốt so với thị trường tuy nhiên đã có sự điểu chỉnh đôi chút vào năm 2019 giảm xuống chỉ còn 13.6%, tuy nhiên vào năm 2020 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ngân hàng đã tăng 6.7% trong năm 2020 lên 20.3%.

Tỷ trọng tài sản có sinh lời đều đạt ở mức cao không có sự biến đổi đáng kể đều ở quanh mức 86-88%, điều này cho thấy một điều ngân hàng đã biết sự dụng tài sản một cách hợp lý để tăng lợi nhuận cho mình.

6) Đánh giá nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Tốc độ tăng nguồn vốn 15.4% 13.6% 20.3% -1.9% 6.7%

TG và vay các TCTD khác 18.4% 13.5% 11.4% -4.9% -2.1%

TG khách hàng 73.1% 73.4% 69.9% 0.3% -3.5%

Phát hành giấy tờ có giá 3.4% 7.1% 11.4% 3.7% 4.4%

Tốc độ tăng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm có sự biến động lần lượt là 15.4% 13.6% và 20.3% biến động đáng kể đó là vao năm 2020 khi tăng 6.7%. Tiền gửi và vay các TCTD khác có sự sụt giảm đáng kể khi mà năm 2019 giảm gần 5% năm 2020 tiếp tục giảm 2%.

Năm 2018 và 2019 thì tiền gửi khách hàng k có sự biến động nhiều tuy nhiên năm 2020 đã giảm 3.5%, ben cạnh đó thì chỉ tiêu phát hành các giấy tờ có giá đã có sự tăng trưởng đều qua các năm khi tăng lần lượt 3.7% và 4.4%

7) Đánh giá rủi ro lãi suất

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Khe hở nhạy cảm lãi

suất -1,871,653 24,350,30 0 45,000,99 2 26,221,95 3 20,650,692

Năm 2018 âm nhưng sang đến năm 2019 thì đã dương trở lại chênh lệch lên đến 26,200tỷ năm 2020 tiếp tục có sự tăng mạnh tăng 20,650tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8) Đánh giá hiệu quản quản lý

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/201

8 2020/2019

Tổng thu nhập/Tổng TS 4.02% 4.37% 4.10% 0.35% -0.09%

Tổng chi phí/Tổng TS -7.20% -7.65% -7.06% -0.45% 0.59%

Tỷ lệ chi phí/Thu nhập -178.78% -174.86% -172.33% 3.92% 2.53%

Nhìn bảng có thể thấy một điều rất tốt đó là ngân hàng đều quản lý rất tốt các khoản mục từ thu nhập đến chi phí, khi mà các chỉ tiêu không có sự biến động đáng để nói qua các năm, đều giữ ở một mức mà ngân hàng mong muốn.

2.2. Đánh giá hoạt động cho vay 2.2.1. Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Dư nợ cho vay khách hàng 214,685,95 250,330,62 298,296,98 35,644,66 47,966,36

8 3 3 5 0 Nợ quá hạn 6,517,546 5,793,911 5,669,484 (723,635) (124,427) Nợ xấu 2,859,688 2,897,638 3,247,806 37,950 350,168 Tỷ lệ nợ quá hạn 3.0% 2.3% 1.9% -0.7% -0.4% Tỷ lệ nợ xấu 1.3% 1.2% 1.1% -0.1% -0.1%

Năm 2018 số dư nợ quá hạn là 6,517 tỷ, tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng là 3%. Đến năm 2019 thì tỷ lệ này đã giảm 0.7% chỉ còn 2.3%, năm 2020 tiếp tực giảm 0.4% còn chỉ 1.9% dù trong các năm tiếp theo ngân hàng vẫn phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ ở mức ổn định, theo thông tư thì tỷ lệ nợ quá hạn được hạn chế ở mức 5%, với mức tỷ lệ nợ quá hạn này MB Bank vẫn khống chể tốt nợ quá hạn trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 1.3% đến năm 2019 có giảm đôi chút xuống còn 1.2% năm 2020 tiếp tực giảm còn 1.1%. Theo thông tư thì tỷ lệ nợ xấu được hạn chế ở mức 3%, với tỷ lệ nợ xấu này, cho thấy MB Bank duy trì mức nợ xấu trong phạm vi kiểm soát tốt. Điều này rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo quá trình phát triển tín dụng trong các năm tiếp theo của ngân hàng và đảm bảo không gặp phải rủi ro.

2.2.2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Tổng Tài Sản 57,923,955 57,565,480 71,416,871 (358,475) 13,851,391

Tổng Nợ Phải Trả 328,152,204 371,599,761 444,882,667 43,447,557 73,282,906

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (Trang 25)